1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hối hả "chạy" theo hướng đi của cơn bão

(Dân trí) - Nghe dự báo bão 14 đổ bộ vào miền Trung, hôm qua thời tiết các tỉnh phía Bắc vẫn rất đẹp nên người dân khá chủ quan. Nay biết bão đổi hướng, các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình hối hả di chuyển đồ đạc, gia cố nhà cửa, lên tinh thần chống bão.

Quảng Bình, tại khu vực ven biển Bảo Ninh (TP Đồng Hới), xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), sóng biển bắt đầu dâng cao từ 0,5 – 1m. 

Trước đó, nhận thức được bão Haiyan có thể tiến vào các tỉnh miền Trung, người dân Quảng Bình đã khẩn trương chuẩn bị mọi phương án để ứng phó với bão. Tỉnh Quảng Bình cũng đã lên phương án di dời hơn 6.000 hộ dân ra khỏi vùng xung yếu, vùng có nguy cơ bị sạt lở, thấp trũng, ảnh hưởng của lũ quét…

Sáng 10/11, chính quyền xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) mọi công tác ứng phó với bão được triển khai xong.  “Đây là cuộc di dời dân lớn nhất từ trước đến nay. Có khoảng 600 hộ dân với trên 2.500 nhân khẩu đã được di dời xong” – ông Nguyễn Phương Lâm, Chủ tịch UBND xã này cho biết. Người dân Ngư Thủy Bắc còn đào trên 30 hầm tránh trú bão. Mỗi hầm rộng 10 - 15m2 được gia cố bằng gỗ phi lao làm kèo hình chữ A, đào sâu xuống cát khoảng gần 1m.

Ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, cho biết: “Huyện sẽ thực hiện di dời 975 hộ ở 3 xã biển Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam đến các địa điểm an toàn; đưa các phương tiện đánh bắt gần bờ vào nơi tránh trú. Đối với 882 hộ vùng thường xuyên bị ngập sâu ở các xã vùng giữa và 225 hộ thuộc xã miền núi có nguy cơ bị lũ quét, cũng đã có phương án di dời trong trường hợp khẩn cấp”. Lực lượng y tế, quân đội, công an, dân quân tự vệ… cũng đã được điều động 100%, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật chất để ứng cứu kịp thời khi cần...

Mưa lớn trong ngày hôm nay cũng đã khiến đoạn kè biển dài 150m, tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã bị sóng biển đánh tan từ bão số 10, nay tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng.

Kè biển bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa hàng chục hộ dân (Ảnh: Đặng Tài)
 
Kè biển bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa hàng chục hộ dân (Ảnh: Đặng Tài)
Kè biển bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa hàng chục hộ dân (Ảnh: Đặng Tài)
 

Hải Phòng được xác định là tâm điểm của bão Haiyan, hiện có mưa lớn, sóng biển rất mạnh. Hiện có hàng trăm mét bờ kè xung yếu đổ nát, sạt lở do bị tàn phá bởi những con bão trước đó nhưng chưa được gia cố, khắc phục.

 
Bão chưa đổ bộ, nhiều nơi đã mưa lớn
Nhiều đoạn đê kè bao biển dài hàng trăm mét bị hư hỏng nặng từ cơn bão trước chưa được khắc phục (Ảnh: Thu Hằng)

Theo ghi nhận của PV Dân trí vào lúc 18h chiều nay, tại khu vực đảo Hòn Dấu, quận Đồ Sơn, nơi đang được xác định là tâm bão Haiyan, người dân vẫn có phần chủ quan khi thản nhiên ngồi bên mép kè câu cá.

 
Người dân vẫn thản nhiên ngồi câu cá ngay nơi được dự báo là tâm bão
Người dân vẫn thản nhiên ngồi câu cá ngay nơi được dự báo là tâm bão

Anh Trần Bình Anh, chủ một nhà hàng ven biển Đồ Sơn, cho biết: "Nghe dự báo thì bão 14 đổ bộ vào miền Trung, mấy hôm nay thời tiết lại đẹp nên chúng tôi rất chủ quan. Đến trưa nay biết bão đổi hướng vào Hải Phòng, mọi người mới hốt hoảng di chuyển đồ đạc, gia cố thêm nhà cửa phòng sóng gió".

Nhiều nhà hàng tại Đồ Sơn đến 18 h chiều nay mới tiến hành gia cố nhà cửa (Ảnh: Thu Hằng)
Nhiều nhà hàng tại Đồ Sơn đến 18 h chiều nay mới tiến hành gia cố nhà cửa (Ảnh: Thu Hằng)

Đêm nay 10/11, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Hải Phòng sẽ tập trung chỉ đạo các lực lượng túc trực, ứng cứu tại quận Đồ Sơn. Hiện công tác di dân, kêu goi tàu thuyền vào nơi trú ngụ an toàn trên toàn địa quận đã được hoàn tất. Ngày mai, toàn bộ học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng nghỉ học để tránh bão.
 
Hiện nay tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật cấp 11, biển động dữ dội. Tại khu vực Hòn Dấu - Đồ Sơn, triều cường đang lên, gió rất mạnh. Dự báo trong đêm nay, bão số 14 sẽ đổ bộ vào Hải Phòng. Để đối phó với những diễn  biến phức tạp của siêu bão, Hải Phòng đã huy động 1.500 chiến sỹ cơ động ứng phó với các tình huống khi bão đổ bộ vào đất liền.
 
Tỉnh Thái Bình, nơi hiện được dự đoán là tâm bão sẽ đi qua, công tác chống bão cũng rất khẩn trương. Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình cho hay, tính đến 18h chiều nay, 10/11, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có tổng số 1.202 phương tiện với gần 3.500 lao động. Trong đó có 17/ 130 lao động đang neo đậu an toàn tại Hải Phòng, Quảng Ninh. 1.185/3.339 lao động neo đậu an toàn tại các bến trong tỉnh. Trong đó có 2/14, phương tiện của ngư dân Thanh Hóa đang neo đậu an toàn cửa Lân, Tiền Hải, Thái Bình.
 

Một lớp học đang được chằng chống để đối phó với bão Haiyan. (Ảnh: Hồng Ngân)

Một lớp học đang được chằng chống để đối phó với bão Haiyan. (Ảnh: Hồng Ngân)

Ban chỉ huy PCLB, Bộ đội Biên phòng các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, TP Thái Bình đã di dời gần 4000 nghìn lao động trên 3.252 chòi nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản. Di dời 323 người dân sinh sống ngoài đê chính, trong các nhà xung yếu đến nơi an toàn.

Theo ông Chiến, đến 15h chiều nay, tỉnh Thái Bình đã triển khai hàng loạt các biện pháp để đối phó với bão Haiyan như: kêu gọi tầu thuyền vào bờ, cấm biển tại những nơi nguy hiểm…các tuyến đê biển, đê sông được gia cố chắc chắn. Tuy nhiên Ban CHPCLB tỉnh Thái Bình vẫn tiếp tục chỉ đạo các Sở ban ngành đề cao cảnh giác đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Ngoài ra đảm bảo công tác tiêu thoát nước giảm thiểu tối đa vấn đề ngập úng tại thành phố và các địa bàn huyện.

16h chiều 10/11, trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có mưa to và rất to, người dân nhanh chóng triển khai công tác chằng chống nhà cửa chuẩn bị đón bão.

Tại khu vục đê biển thuộc bãi biển Quất Lâm, huyện Giao Thủy, hơn 100m đê bị hư hỏng từ cơn bão trước vẫn chưa được khắc phục. Đoạn đê vỡ trở nên nguy hiểm trước mối đe dọa của siêu bão Haiyan.

Theo dự báo hiện cơn bão đang hướng lên các tỉnh Đông Bắc Bộ, trước những diễn biến phức tạp của cơn bão và những nguy cơ tiềm ẩn là mối đe dọa đối với sự an toàn của tuyến đên và người dân trong khu vực nếu trường hợp xấu xảy ra.

Sóng biển đang cao dần lên tại khu vực có để biển hư hỏng.
Sóng biển đang cao dần lên tại khu vực có để biển hư hỏng.

Ghi nhận tại hiện trường, người dân đang gấp rút chằng chống các kiot và di dời các vật dụng có giá trị đi nơi khác. Tất cả các tàu thuyền đều đã vào nơi tránh trú bão an toàn. Khu vực ven biển tại đây sóng đã bắt đầu cao dần lên.

Sóng biển đang cao dần lên tại khu vực có để biển hư hỏng.

Đê hư hỏng do bão chưa được khắc phục đang đe dọa đến sự an toàn cho khu vực phía trong đê. (Ảnh: Trần Lê)

TT-Huế lúc này đã "thoát" tâm bão, song từ trưa nay tại tỉnh này đã có mưa rất lớn, gió mạnh. Nhiều mái nhà dân có nguy cơ bị hất tung; gió giật mạnh liên tục khiến cây cối chao đảo, bật gốc. Nhiều phương tiện không thể lưu thông.

Mưa lớn ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Ảnh: Văn Danh)

Mưa lớn ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Ảnh: Văn Danh)

Đường Trịnh Tố Tâm, bao quanh đầm Lập An, tuyến giao thông huyết mạch nối giữa thị trấn Lăng Cô với các khu dân cư phía tây bị sóng đánh sạt lở một số đoạn, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình cũng như giao thông.

Sóng đánh sạt lở bờ tại đường Trịnh Tố Tâm ven đầm Lập An (Ảnh: Đức Cường)

Sóng đánh sạt lở bờ tại đường Trịnh Tố Tâm ven đầm Lập An (Ảnh: Đức Cường)

Tại TP Huế và nhiều xã ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà, mưa trút xuống rất lớn. Tuy các hồ thủy điện đã xả lũ trước khi bão đến để đề phòng. Nếu mưa tiếp tục lớn và liên tục trong những ngày tới, Huế có nguy cơ bị lũ lên lại. Hiện nước trên các triền sông vẫn đang cao, đã tràn bờ ở một số vùng thấp trũng.

(Thực hiện: Đại Dương)
 

Chiều ngày 10/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có mặt tại Thanh Hóa chỉ đạo tình hình đối phó với siêu bão. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Dù bão nhiều khả năng sẽ không vào Thanh Hóa, nhưng tỉnh Thanh Hóa không được chủ quan bất cứ lúc nào.

Hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có tới 103 hồ đập trong tổng số 610 hồ đập không đảm bảo an toàn. Trong đó có 10 hồ đập được xây dựng từ những năm 1970, nên không còn đảm bảo về tích nước, rất nguy hiểm cho vùng hạ lưu khi mưa bão về.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Thanh Hóa không được chủ quan (Ảnh: Nguyễn Thùy)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Thanh Hóa không được chủ quan (Ảnh: Nguyễn Thùy)

Vấn đề hồ đập ở Thanh Hóa được đánh giá còn nhiều bất cập, cần xem xét lại công tác quản lý, bởi có nhiều hồ chứa nước chứa nước lại giao cho các thôn, xã, thậm chí là các hộ gia đình quản lý, nên việc đảm bảo các công trình trong mùa mưa bão có đảm bảo an toàn hay không là rất khó.

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ trưởng Cao Đức Phát tổng hợp, xem xét 103 hồ đập không đảm bảo an toàn ở Thanh Hóa để báo cáo Chính phủ sớm có biện pháp khắc phục.

Phó Thủ tướng ghi nhận: “Thanh Hóa cần theo dõi sát sao trước mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, dù khả năng bão vào Thanh Hóa là rất ít nhưng không vì thế mà chủ quan bất cứ lúc nào”.

Nguyễn Thùy

 
Nhóm phóng viên