Hình ảnh Rạp hát Hòa Bình trước ngày bị “xóa sổ”
(Dân trí) - Nằm trong khu trung tâm Hoà Bình, Rạp hát Hoà Bình sẽ bị giải toả trắng để xây dựng trung tâm thương mại. Người dân địa phương và những người yêu Đà Lạt không khỏi tiếc nuối khi công trình lịch sử này sắp bị “xoá sổ”.
Rạp hát Hòa Bình nằm giữa trung tâm Đà Lạt được xây dựng năm 1929 trên độ cao 1.494m. Tên gọi cũ là chợ Cây và được đổi tên thành Rạp hát Hòa Bình năm 1960.
Năm 1929, tại vị trí rạp chiếu bóng Hòa Bình hiện nay có một ngôi chợ lợp tôn trên cây nên gọi là Chợ Cây. Năm 1931, Chợ Cây bị hỏa hoạn thiêu rụi, năm 1937 Công ty SIDEC xây lại bằng gạch, chợ có tháp cao làm điểm nhấn và các hành lang thiết kế thành các ki ốt được sử dụng với các chức năng là chợ.
Quảng trường trước chợ và đường quanh chợ gọi là Place du Marché (Quảng trường Chợ). Năm 1953, Place du Marché đổi là khu Hòa Bình. Xung quanh chợ là các cửa hiệu của người Việt, Hoa, Pháp và Ấn Độ. Năm 1960 khu Chợ Mới Đà Lạt hoàn thành và đổi tên chợ Cây thành Rạp hát Hòa Bình.
Sắp tới, khu Hòa Bình và rạp hát sẽ bị đập bỏ để xây dựng khu trung tâm thương mại đa chức năng. Trong đó, các tầng hầm được bố trí phục vụ thương mại và bãi đậu xe. 5 tầng nổi có chức năng dịch vụ hỗn hợp.
Trước ngày bị "xóa sổ", nhiều tiểu thương và người dân Đà Lạt không khỏi tiếc nuối với nơi lưu giữ bao thằng trầm này.
Rạp hát Hoà Bình tồn tại 90 tại Đà Lạt.
Đồ án quy hoạch khu Hoà Bình được công bố tại rạp hát Hoà Bình.
Người dân đi trên hành lang rạp hát.
"Người nghệ sĩ" lặng lẽ rời khỏi rạp hát.
Những gian hàng còn lại bên hông rạp hát Hoà Bình.
Trung tâm văn hoá thể thao tại rạp hát.
Tiểu thương cầm cự, kinh doanh nốt những mặt hàng còn lại.
Tiệm sửa đồng hồ gắn bó nhiều năm với rạp hát Hoà Bình.
Mặt sau rạp hát Hoà Bình.
Mô phỏng khu Hoà Bình sau khi được quy hoạch.
Trung Kiên – Xuân Hinh