1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hình ảnh hoa sen, Khuê Văn Các ở ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông

(Dân trí) - Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất của nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) là hoa sen và biểu tượng văn hoá Khuê Văn Các. Những hình ảnh này được trang trí ở tất cả 12 ga trên cao và đồng bộ với chi tiết ngoại thất của các đoàn tàu.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, bên trong nhà ga mẫu La Khê - Hà Đông, thiết kế hoa sen và Khuê Văn Các với gam màu trắng sáng được gắn nổi, sát với các ô cửa của nhà ga.

Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết: Tất cả các nhà ga trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều được trang trí cảnh quan với hình ảnh hoa sen và Khuê Văn Các nhằm tạo ra một ấn tượng và nhấn mạnh tới đặc trưng của Hà Nội, nét đẹp của Việt Nam. Với Khuê Văn Các, những họa tiết tinh tế tạo nên hình ảnh về biểu tượng văn hoá đặc trưng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trang trí này trong nhà ga hàm ý sâu sắc về một công trình lớn của Hà Nội, một dấu ấn về Hà Nội với tất cả hành khách khi đi tàu. Bông hoa sen có 8 cánh đan cài từng lớp, được nhấn mạnh là loài hoa hội tụ đầy đủ ý nghĩa nhân sinh cao quý, ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.


Khuê Văn Các - một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội

Khuê Văn Các - một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội


Hình ảnh hoa sen trang trí trong ga Cát Linh - Hà Đông

Hình ảnh hoa sen trang trí trong ga Cát Linh - Hà Đông

“Ý tưởng trang trí hoa sen và Khuê Văn Các là của phía Tổng thầu Trung Quốc, họ đề xuất từ khi thiết kế đoàn tàu, nhằm đồng bộ về họa tiết văn hoá giữa nhà ga và đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông” - đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt chia sẻ.

Liên quan đến việc sử dụng và khai thác dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Việc di chuyển, đi lại của hành khách từ mặt đất lên ga trên cao như thế nào?

Ban Quản lý dự án Đường sắt cho hay, mỗi nhà ga trên cao được tổ chức 3 hình thức đi lại cho hành khách, bao gồm: Cầu thang bộ, thang cuốn và thang máy dành cho người khuyết tật. Theo thiết kế kỹ thuật, mỗi điểm ga có 2 lối lên-xuống, tương ứng sẽ sử dụng 2 cầu thang bộ, 2 thang cuốn và 2 thang máy phục vụ người dân đi lại.

Mỗi nhà ga có 2 thang máy dành riêng cho người khuyết di chuyển thuận tiện
Mỗi nhà ga có 2 thang máy dành riêng cho người khuyết di chuyển thuận tiện

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, sử dụng vốn vay của Trung Quốc với tổng mức đầu trên 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao.

Hiện nay, khối lượng xây lắp công trình của Dự án, phần hạ tầng chạy tàu cơ bản hoàn thành. Toàn bộ các nhà ga trên cao của tuyến đường sắt cũng đã hoàn thành kết cấu chính và cơ bản hoàn thành công tác trang trí, hoàn thiện các nhà ga.

Dự án có 13 đoàn tàu, phía Trung Quốc đã bàn giao đoàn tàu đầu tiên vào tháng 2 và đang đặt tại điểm ga La Khê. 12 đoàn tàu còn lại sẽ được phía Trung Quốc vận chuyển về Việt Nam vào khoảng từ tháng 6 - 7 năm nay.

Thiết kế đoàn tàu chạy trên cao gồm loại 4 toa trong giai đoạn đầu và 6 toa ở giai đoạn sau. Mỗi đoàn tàu 4 toa có sức chở hơn 1.200 hành khách, tốc độ tối đa 80 km/h. Tàu có thời gian khai thác hàng ngày từ 5h sáng đến 23h đêm (18 tiếng, với tần suất tối đa 2 phút/chuyến). Năng lực vận chuyển tối đa 28.000 hành khách/giờ.

Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đầu tiên đang được đặt tại điểm ga La Khê, họa tiết ở đầu tàu là hình ảnh Khuê Văn Các
Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đầu tiên đang được đặt tại điểm ga La Khê, họa tiết ở đầu tàu là hình ảnh Khuê Văn Các

Theo kế hoạch, cuối tháng 7/2017 dự án sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, từ tháng 10/2017 sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống. Dự kiến, quý II/2018 dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.

Hà Nội: Trải nghiệm các nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ camera bay

Châu Như Quỳnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm