Hình ảnh Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa ở Việt Nam
(Dân trí) - Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mối nhân duyên với Việt Nam...
Ngày 7/4/2013 Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ và vương quốc Bhutan bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài trong vòng 3 tuần. Đức Nhiếp Chính Vương đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Ngài cũng như mối nhân duyên với Việt Nam, sứ mệnh của Ngài với Truyền thừa và một số lời khuyên cho giới trẻ…
Đức Nhiếp Chính vương đến thăm Đại Bảo tháp Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc).
Nhiếp Chính vương đi thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc)
Đức Nhiếp Chính vương thăm chùa Phật Tích (Tiên Du - Bắc Ninh)
Các phật tử đang chờ đợi Nhiếp Chính vương trong buổi Đại lễ quán đỉnh cộng đồng cầu quốc thái dân an tại chùa Hoàng Long (Phú Thọ)
Các nhà sư trong lễ quán đỉnh tại chùa Hoàng Long.
Nghi thức của Nhiếp Chính vương và tăng đoàn trước khi hành lễ cầu siêu tại Đại Bảo tháp Tây Thiên.
Buổi lễ cầu siêu này đã thu hút hàng nghìn phật tử tới tham dự.
Đây là buổi lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ và nạn nhân thiên tai thảm họa.
Nghi thức huyền bí trong lễ Quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Bảo Sơn (TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc).
Khi làm lễ phóng sinh tại chùa Hoàng Long, một chú chim bồ câu không chịu bay và cứ đậu mãi trên tay Ngài.
Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa.
Các Lama trong tăng đoàn vừa là người thổi kèn, đọc kinh, múa, hát.
Các phật tử ngồi chật ních trong buổi lễ Quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Trung Hậu (Mê Linh - Hà Nội).
Ngài đang hành lễ trong buổi lễ quán đỉnh.
Các Lama phát nước thiêng cho phật tử trong lễ quán đỉnh cộng đồng cầu quốc thái dân an.
Một kiểu đan tay rất đặc biệt của một Lama.
Một Lama đang đọc chú.
Đức Nhiếp Chính vương trong lễ quán đỉnh. Trong Kim Cương thừa có bốn quán đỉnh: Quán đỉnh bình, Quán đỉnh Trí tuệ, Quán đỉnh Bí mật và Quán đỉnh Ngữ, tương ứng với con đường quán tưởng, con đường hòa tan, con đường bí mật và con đường cảnh giới Đại thủ ấn. Các thứ lớp quán đỉnh nêu biểu cho sự tu tập nền tảng tới con đường và kết quả rốt ráo.
Hữu Nghị