PhotoStory

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng

Thực hiện: Dương Nguyên

(Dân trí) - Trải qua 20 năm sử dụng, hầm Đèo Ngang hiện có dấu hiệu quá tải, hệ thống chiếu sáng yếu. Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt xây mới thêm một ống hầm dài 555m, rộng 10,5m với 4 làn xe.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 1

Hầm đường bộ Đèo Ngang nằm trên trục quốc lộ 1 xuyên qua dãy núi Hoành Sơn tại vùng giáp ranh 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây đã phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, trong đó có hầm Đèo Ngang.

Hầm Đèo Ngang 20 năm tuổi trước ngày được mở rộng, nâng cấp (Video: Dương Nguyên).

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 2

Hầm Đèo Ngang khởi công xây dựng từ tháng 5/2003 và hoàn thành vào tháng 7/2004. Công trình được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư. 

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 3

Khi chưa có hầm đường bộ Đèo Ngang, người và phương tiện xuôi ngược nam - bắc phải di chuyển theo Đèo Ngang với quãng đường uốn lượn dài khoảng 6km, khá nguy hiểm, để vượt dãy núi Hoành Sơn.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 4

Hầm đường bộ Đèo Ngang khi hoàn thành đã giúp rút ngắn thời gian, khoảng cách và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 5

Cửa hầm phía bắc ở vùng đất xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (trong hình); cửa hầm phía nam thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 6

Các phương tiện khi di chuyển trong hầm Đèo Ngang được đi với tốc độ 50km/h, khoảng cách giữa 2 phương tiện 50m.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 7

Hầm chính dài 495m cộng với hệ thống đường dẫn nên toàn tuyến dài hơn 2,1km. Hầm chính rộng 11,5m, cao 7,5m với 2 làn xe cơ giới; mỗi làn rộng 3,5m và 2 làn dành cho xe thô sơ.

Trải qua 20 năm sử dụng cộng với lượng phương tiện ngày càng tăng, hầm Đèo Ngang hiện nay có dấu hiệu quá tải. Theo phản ánh của các tài xế, hệ thống chiếu sáng yếu, vạch kẻ đường mờ, cọc phản quang phân làn bị bụi phủ mờ làm giảm khả năng quan sát.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 8

Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm xuống cấp, hư hỏng nhiều vị trí.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 9

Theo phê duyệt của Bộ GTVT, hầm đường bộ Đèo Ngang sẽ được xây dựng mới một ống hầm dài 555m về phía tây hầm hiện tại và hai cầu ở hai đầu ống hầm. Ống hầm mới rộng 10,5m gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 10

Hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung từ 2 làn xe thành 4 làn xe vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Dự kiến trong năm 2025, ống hầm Đèo Ngang mới sẽ hoàn thành xây dựng. Sau khi hoàn thành, hầm Đèo Ngang khai thác song song hai ống hầm. 

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 11

Ngoài hầm Đèo Ngang, cầu Xương Giang (bắc qua sông Thương ở thành phố Bắc Giang), cầu Gianh (bắc qua sông Gianh, tỉnh Quảng Bình), cầu Quán Hàu (bắc qua sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình) cũng được phê duyệt nâng cấp, mở rộng.

Trong ảnh là cầu Gianh.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 12

Việc đầu tư nhằm từng bước hoàn thiện tuyến theo quy hoạch, đồng bộ về quy mô, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư mở rộng quốc lộ 1, giải quyết các điểm nghẽn trên tuyến, giảm ùn tắc, tăng cường an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Hiện trạng hầm Đèo Ngang trước khi được mở rộng - 13

Vị trí hầm đường bộ Đèo Ngang (Ảnh: Google Maps).