1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Người 20 năm "gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội

(Dân trí) - Đều đặn mỗi ngày suốt gần 20 năm nay, ông Nhân trông coi Ô Quan Chưởng và quét dọn để giữ cảnh quan, môi trường xung quanh di tích. Đây là cửa ô duy nhất còn sót lại trong 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa.


Ông Tạ Văn Nhân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm nay 70 tuổi và đã có gần 20 năm làm nhiệm vụ gác đền ở Ô Quan Chưởng - cửa ngõ cuối cùng còn sót lại của kinh thành Thăng Long. Bất kể trời mưa hay nắng, ông thường quét dọn từ 6h30 sáng để giữ cho di tích sạch sẽ khi bắt đầu bước vào một ngày mới.

Ông Tạ Văn Nhân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm nay 70 tuổi và đã có gần 20 năm làm nhiệm vụ "gác đền" ở Ô Quan Chưởng - cửa ngõ cuối cùng còn sót lại của kinh thành Thăng Long. Bất kể trời mưa hay nắng, ông thường quét dọn từ 6h30 sáng để giữ cho di tích sạch sẽ khi bắt đầu bước vào một ngày mới.


Hằng ngày, ông Nhân miệt mài dọn dẹp qua những vòm cửa nhỏ trong bộ quần áo thoáng đãng, tiện cho việc leo trèo lên xuống bằng thang tre.

Hằng ngày, ông Nhân miệt mài dọn dẹp qua những vòm cửa nhỏ trong bộ quần áo thoáng đãng, tiện cho việc leo trèo lên xuống bằng thang tre.


Ông Nhân cho biết, ngày nào ông cũng phải dùng chổi quét dọn lá cây khô, rác thải của cánh hàng rong.

Ông Nhân cho biết, ngày nào ông cũng phải dùng chổi quét dọn lá cây khô, rác thải của cánh hàng rong.

Người 20 năm "gác" cửa ô cuối cùng của Hà Nội - 4

“Nhà tôi ở gần, ngày nào cũng ra Ô Quan Chưởng trông coi, quét dọn. Chỗ này có nhiều khách du lịch đến thăm và người dân qua lại. Tôi cũng phải thường xuyên nhắc các hộ kinh doanh xung quanh để đảm bảo không gây tổn hại cho cửa ô”, ông Nhân chia sẻ.

“Nhà tôi ở gần, ngày nào cũng ra Ô Quan Chưởng trông coi, quét dọn. Chỗ này có nhiều khách du lịch đến thăm và người dân qua lại. Tôi cũng phải thường xuyên nhắc các hộ kinh doanh xung quanh để đảm bảo không gây tổn hại cho cửa ô”, ông Nhân chia sẻ.


Ông Nhân cho biết, chính ông cũng không còn nhớ đã trông coi cửa ô chính xác từ năm nào, chỉ nhớ khi bắt đầu làm thì được trả lương 100 nghìn đồng mỗi tháng. Đến nay số thù lao hàng tháng là 1,8 triệu.

Ông Nhân cho biết, chính ông cũng không còn nhớ đã trông coi cửa ô chính xác từ năm nào, chỉ nhớ khi bắt đầu làm thì được trả lương 100 nghìn đồng mỗi tháng. Đến nay số thù lao hàng tháng là 1,8 triệu.


Theo ông Nhân, trông coi Ô Quan Chưởng không phải là công việc vất vả nhưng đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn bởi trong công việc phải tiếp xúc, va chạm với nhiều người. Không ít lần ông Nhân gặp phải những khó khăn khi nhắc nhở những người vứt rác, trèo tường.

Theo ông Nhân, trông coi Ô Quan Chưởng không phải là công việc vất vả nhưng đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn bởi trong công việc phải tiếp xúc, va chạm với nhiều người. Không ít lần ông Nhân gặp phải những khó khăn khi nhắc nhở những người vứt rác, trèo tường.


Ngay dưới chân Ô Quan Chưởng có một lối lên lầu. Phải được ban quản lý cho phép, ông Nhân mới mở cửa để du khách lên tham quan.

Ngay dưới chân Ô Quan Chưởng có một lối lên lầu. Phải được ban quản lý cho phép, ông Nhân mới mở cửa để du khách lên tham quan.


Ông Nhân cho biết, có đến 4 lần cửa ô này được “thay áo mới”, có những thay đổi về vẻ ngoài. Ông Nhân cho biết sẽ làm công việc này đến khi nào sức không đủ để làm nữa thì mới thôi.

Ông Nhân cho biết, có đến 4 lần cửa ô này được “thay áo mới”, có những thay đổi về vẻ ngoài. Ông Nhân cho biết sẽ làm công việc này đến khi nào sức không đủ để làm nữa thì mới thôi.

Cửa Ô Quan Chưởng bao gồm một cửa chính cao 3m và hai cửa ngách, được xây dựng bằng gạch đỏ, theo thiết kế vòm cuốn, phảng phất nét kiến trúc của cổng làng xưa. Tầng thứ 2 có vọng lâu 4 mái vuốt cong 4 góc, được trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Tên gọi Ô Quan Chưởng, bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), một Chưởng cơ cùng một trăm chiến sĩ đã giữ thành này đến người cuối cùng. Người dân vì thế gọi cửa ô này là Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ công lao.
Cửa Ô Quan Chưởng bao gồm một cửa chính cao 3m và hai cửa ngách, được xây dựng bằng gạch đỏ, theo thiết kế vòm cuốn, phảng phất nét kiến trúc của cổng làng xưa. Tầng thứ 2 có vọng lâu 4 mái vuốt cong 4 góc, được trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Tên gọi Ô Quan Chưởng, bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), một Chưởng cơ cùng một trăm chiến sĩ đã giữ thành này đến người cuối cùng. Người dân vì thế gọi cửa ô này là Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ công lao.

Trọng Trinh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm