1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Gia Lai:

Gia đình với truyền thống 40 năm làm bánh Tết giữa lòng phố núi

(Dân trí) - Đã 40 năm kể từ ngày rời Bình Định lên Gia Lai lập nghiệp, đại gia đình bà Nguyễn Thị Lệ Kỉnh (TP Pleiku) vẫn luôn giữ truyền thống làm hàng trăm chiếc bánh chưng và nhiều loại bánh mứt truyến thống vào ngày Tết, để cúng ông bà tổ tiên và biếu người thân.

Năm nào cứ đến dịp Tết là cả gia đình bà Kỉnh lại bắt tay vào làm bánh, làm mứt, làm giò. Riêng bánh chưng và bánh tét, nhà bà thường gói trên 120kg gạo nếp, làm ra trên 200 chiếc bánh. Nhưng năm nay, do nhà ít người, bà chỉ gói 60kg gạo nếp.

Bà Kỉnh cho hay: “Từ đời cha mẹ tôi đã có truyền thống làm bánh thế này, tôi cứ thế tiếp nối đến nay và trở thành một phần không thể thiếu của ngày Tết. Làm bánh không phải để bán mà để tặng quà cho mọi người và để cúng tổ tiên. Bánh tự làm mấy chục năm nên ngon và vệ sinh, ai cũng quý.”


Năm nay, do nhà ít người, gia đình bà Kỉnh chỉ gói 60kg gạo nếp. (Ảnh Khánh Hồng)

Năm nay, do nhà ít người, gia đình bà Kỉnh chỉ gói 60kg gạo nếp. (Ảnh Khánh Hồng)

Gia đình với truyền thống 40 năm làm bánh Tết giữa lòng phố núi

Chị Lê Nguyễn Vành Khuyên (con gái bà Kỉnh) vui vẻ chia sẻ: “Mọi năm nhà mình có cả 3 thế hệ bà, mẹ, cô, cháu, tổng cộng 6-8 người cùng tham gia làm đồ Tết. Từ trước Tết 10 ngày là đã bắt tay mõi ngày làm một món cho kịp. Ngày xưa làm nhiều lắm, nhất là các loại mứt, nhưng năm nay có ít người và siêu thị cũng có sẵn nên nhà mình làm số lượng cũng ít đi.”

Bà Kỉnh cho rằng dù những ngày Tết công việc có bận rộn đến đâu thì gia đình bà vẫn luôn muốn giữ truyền thống làm bánh chưng, bánh tét và mứt Tết vì có như vậy thì con cháu trong nhà mới thực sự cảm nhận được hương vị Tết truyền thống. Mặt khác, các cháu gái còn nhỏ khi nhìn bà, nhìn mẹ làm thì cũng sẽ học hỏi được một cách nghiêm túc, bài bản công việc gia chánh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đã được truyền qua bao đời nay.

Quốc Huy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm