1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Gặp người trở về từ cõi chết

(Dân trí) - “Đang ngồi trong ca bin thì nghe tiếng rào rào, ầm ầm. Chưa kịp định thần thì một tảng đá khổng lồ lăn mạnh vào đuôi xe. Chiếc xe lao nhanh, tôi nhắm mắt nghĩ mình đã chết. Chạy được 20-30m thì xe dừng hẳn. Tôi choàng tỉnh, lao vội ra khỏi xe”, một tài xế xe tải nhớ lại sau khi thoát khỏi thảm họa sập núi kinh hoàng.

>> Sập núi đá, vùi chết 18 công nhân
>> Tìm thấy 4 thi thể nạn nhân vụ sập núi đá
>> Báo Dân trí giúp đỡ gia đình 18 công nhân bị nạn
>> Bàng hoàng thủy điện Bản Vẽ

>> Thủ tướng gửi lời chia buồn
>> Xuất hiện vết nứt dài gần 100m ở núi D3
>> Làm lễ cầu siêu cho 18 nạn nhân

Anh Vũ Văn Thuỷ, 25 tuổi, quê Yên Bái là tài xế xe tải BKS 33H-7013. Buổi sáng 15/12, như mọi ngày, anh đánh xe vào bốc đá để chở về nơi cần xây dựng. Anh ngồi trong ca bin xe, ngay cạnh đó, rất nhiều công nhân vẫn hăng say làm việc giữa ngổn ngang đá.

 

Chợt núi rừng bản Vẽ rung chuyển. “Chẳng kịp nhớ gì nữa. Chỉ biết sau khi bị va đập từ phía sau, chiếc xe của tôi lao vút về phía trước. Mọi sự can thiệp đều vô nghĩa. Tôi nhắm mắt nghĩ đến cái chết trong giây lát. Nhưng rồi điều kỳ diệu đã đến, chiếc xe dừng hẳn. Tôi mở mắt nhìn xung quanh, bụi mù trời. Tôi ôm đầu chạy về phía trước…”, anh Thuỷ nhớ lại giây phút thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

 

Nghĩ về 18 người công nhân đã vĩnh viễn nằm lại trong đống đất đá, anh Thủy xót xa: “Cả công trường ngổn ngang đá, chôn vùi ngần ấy con người!”.

 

Công trình Thủy điện Bản Vẽ là công trình lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, nằm ở xã Yên Na (Tương Dương, Nghệ An).

 

Đây là một trong hai dự án thủy điện trên bậc thang sông Cả (gồm thủy điện Bản Vẽ và thủy điện Khe Bố). Công trình khởi công ngày 7/8/2004, có tổng vốn đầu tư hơn 6 ngàn tỷ đồng do Tổng công ty điện lực VN làm chủ đầu tư.

 

Theo thiết kế, công trình thủy điện Bản Vẽ có công suất 320 MW, sản lượng điện trung bình phát ra hằng năm hơn1 triệu KW/h. Dự kiến cuối năm 2009 sẽ hoàn thành và phát điện.

Anh Nguyễn Dữ quê Thái Bình, là cán bộ Công ty Sông Đà 5, đến giờ vẫn không tin mình còn sống. Anh không mường tượng lại được giây phút hàng trăm khối đá vùi dập những người bạn của mình. Là cán bộ thống kê, anh Dữ có nhiệm vụ phát phiếu cho tài xế mỗi khi xe vào công trường.

 

“Tui mới phát phiếu cho anh Thuỷ xong được ít phút thì mọi chuyện đã xảy ra. Cả mảng núi trước mặt như rung chuyển. Tui chỉ kịp cắm đầu chạy, được hàng chục mét quay lại, phía sau đá đã phủ kín công trường…”, anh Dữ thất thần nhớ lại.

 

Ngoài anh Thuỷ, anh Dữ còn một người may mắn thoát chết nữa là ông Phạm Trọng Hảo, quê Nam Định, là cán bộ kỹ thuật hiện trường khai thác đá, thuộc Công ty Sông Đà 2. Đất đá vùi lấp chừng ấy con người, ông bảo, thoát chết rồi mà cứ ngỡ đang mơ.

 

 

Nguyên Nghĩa - Văn Dũng