1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Đồng Nai:

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt

(Dân trí) - Cặp cẩu nổi 500 tấn và 150 tấn thi công cầu Bình Khánh (thuộc tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành), với công suất thuộc loại lớn nhất Việt Nam đã về đến lưu vực sông Đồng Nai (TP Biên Hòa) sẵn sàng tham gia trục vớt cầu Ghềnh.

Nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả sau sự cố sập cầu Ghềnh, Bộ GTVT đã quyết định điều động 2 cẩu lớn đang thi công cầu Bình Khánh (TPHCM) về trục vớt cầu Ghềnh.

Cặp cẩu nổi công suất lớn hàng đầu Việt Nam đã tới hiện trường tham gia khắc phục hậu quả sập cầu Ghềnh
Cặp cẩu nổi công suất lớn hàng đầu Việt Nam đã tới hiện trường tham gia khắc phục hậu quả sập cầu Ghềnh

Chiều 25/3, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã đưa 2 cẩu nổi đến khu vực hiện trường để chuẩn bị trục vớt cầu Ghềnh. Đến chiều 25/3, 2 chiếc cẩu này đã đến hiện trường và vào vị trí chuẩn bị.

Sáng nay 26/3, sau khi khảo sát các điều kiện thời tiết, dòng chảy và yếu tố kỹ thuật, các lực lượng chức năng đã quyết định bắt đầu cắt những bộ phận bị gãy hỏng, đánh chìm xuống sông để ngày 27/3 bắt đầu tiến hành trục vớt.

Ngay từ sáng sớm 26/3, lực lượng chức năng đã cho người nhái lặn xuống đáy sông xác định các hạng mục cầu bị chìm để đưa ra phương án trục vớt. Các nhịp cầu đang dính nhau bởi ray sắt, chìm ở độ sâu 13m nên công tác trục vớt sẽ rất khó khăn. Theo kế hoạch hôm nay lực lượng chức năng sẽ cắt rời, đánh chìm hẳn những phần bị gãy, hỏng xuống đáy sông để ngày mai tiến hành trục vớt.


Hai cẩu nổi công suất lớn đã vào vị trí, chuẩn bị trục vớt nhịp cầu Ghềnh bị sập vào ngày mai.

Hai cẩu nổi công suất lớn đã vào vị trí, chuẩn bị trục vớt nhịp cầu Ghềnh bị sập vào ngày mai.

Theo ông Cao Văn Phúc, Trạm trưởng Trạm Điều tiết giao thông đường thủy cầu Ghềnh, 2 cẩu nổi của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã vào vị trí. Trong khi đó, gần chục người nhái đã lặn xuống sông để định vị các hạng mục bị chìm, đưa ra sơ đồ để lực lượng thi công thực hiện phương án.

Sau khi khảo sát kỹ lưỡng và thống nhất phương án, các kỹ sư thuộc Công ty thi công Cơ giới 1 (thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Bộ giao thông Vận tải) quyết định triển khai việc trục vớt ngay.

Theo phương án trục vớt, thợ cơ khí sẽ tiến hành cắt thanh ray trên nhịp 4 để tách các hạng mục bị đổ sập khỏi phần còn lại của cầu. Các kết cấu dầm cầu bằng thép sau đó sẽ được tháo dỡ, chuyển lên sà lan đưa về điểm tập kết.


Cắt rời nhịp cầu và phần đường ray bị gãy, hư hỏng.

Cắt rời nhịp cầu và phần đường ray bị gãy, hư hỏng.

Ông Vũ Trung Tá, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10 cho biết, sáng 26/3, người nhái sẽ lặn xuống sông để neo, móc treo vào cầu sau đó kéo lên. Dự kiến công việc trục vớt sẽ hoàn thành sau 3 đến 4 ngày làm việc.

Đến 9h50 sáng 26/3, các công nhân đang di chuyển lên đầu cầu Ghềnh để làm công tác chuẩn bị cắt thanh ray, tách phần nhịp cầu bị rớt xuống sông với phần cầu không bị sập. 10h15, nhiều thanh sắt tại một đầu cầu Ghềnh bị sập đã được cắt, đánh chìm xuống sông, sau đó các người nhái lặn xuống sông để neo, móc treo vào cầu sau đó kéo lên.

Hiện trường hai đầu cầu Ghềnh được phong tỏa nghiêm ngặt, các PV không thể tiếp cận.

Một số hình ảnh ghi nhận tại cầu Ghềnh sáng 26/3:

10h, người nhái tiếp tục được cho lặn xuống đáy sông để khảo sát
10h, người nhái tiếp tục được cho lặn xuống đáy sông để khảo sát

Đội kỹ thuật rà soát hiện trường

Đội kỹ thuật rà soát hiện trường

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 6

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 7

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 8

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 9

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 10

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 11

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 12

Cẩu nổi được kéo vào vị trí
Cẩu nổi được kéo vào vị trí

Trước đó, chiếc sà lan có tải trọng 3.800 tấn đã di chuyển từ công trường cầu Bình Khánh, qua cảng Lotus để vận chuyển cẩu nổi công suất 500 tấn (lớn nhất tại Việt Nam hiện nay) về khu vực cầu Ghềnh. Chiếc sà lan thứ hai có tải trọng 1.600 tấn vận chuyển cẩu nổi công suất 150 tấn.

Chánh Văn phòng VEC Đỗ Chí Chung cho biết, dù việc di chuyển 2 cẩu có ảnh hưởng đến tiến độ thi công trụ cầu Bình Khánh nhưng VEC (chủ đầu tư) và nhà thầu thi công đều nhận thức được tầm quan trọng của việc khắc phục hậu quả sập cầu Ghềnh. VEC cùng chia sẻ trách nhiệm với ngành GTVT, nhanh chóng giải quyết ùn tắc giao thông thủy trên sông Đồng Nai và khôi phục tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Như đã đưa tin, ngày 20/3 đã xảy ra vụ một sà lan chạy trên sông Đồng Nai đâm vào trụ cầu Ghềnh tại lý trình Km 1699+860 tuyến đường sắt Bắc – Nam khiến cầu bị sập 2 nhịp, cắt đứt lưu thông trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.

Trung Kiên - Vĩnh Thủy - Quốc Anh

Đưa cặp cẩu nổi 650 tấn vào vị trí, đánh chìm nhịp cầu Ghềnh trước khi trục vớt - 14

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm