1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vĩnh Phúc:

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập "không lối thoát"

Thế Kha

(Dân trí) - Người dân TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mang vó bắt cá trên những tuyến đường ngập "không lối thoát" suốt 2 ngày qua.

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 1

Trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khiến nhiều khu vực ngập lụt. Trong đó, tổng lượng mưa lớn nhất là huyện Tam Đảo với 321mm, thành phố Vĩnh Yên 268mm, Tam Dương trên 249mm. Trong ảnh, người dân vất vả lưu thông trên một tuyến phố (Ảnh: CAVP).

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 2

Người dân cất vó bắt cá trên đường phố TP Vĩnh Yên.

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 3

Những tuyến đường ngập sâu ở TP Vĩnh Yên đều dễ dàng bắt gặp cảnh người dân đổ xô thả vó bắt cá.

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 4

Hàng chục người dân dùng cần, vó, vợt bắt cá trên một khúc sông (Ảnh: Vĩnh Phúc 24h).

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 5

Thu hoạch "chiến lợi phẩm" (Ảnh: Art Dương Vinh).

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 6

Một người dân khoe số cá bắt được.

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 7

Cá bắt được trên các tuyến phố ngập nước.

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 8

Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, bên cạnh đánh bắt cá bằng cách giăng câu, giăng lưới, cất vó... nhiều trường hợp dùng xung điện, kích điện để đánh bắt. Việc này vi phạm pháp luật, hủy hoại nguồn lợi thủy sản, đồng thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Chính vì vậy, cơ quan công an khuyến cáo mỗi người dân cần nhận thức rõ hơn những hiểm họa từ xung điện, kích điện gây ra và không sử dụng ngư cụ này để khai thác thủy sản (Ảnh: CAVP).

Đổ xô thả vó bắt cá trên đường phố ngập không lối thoát - 9

Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hành vi dùng điện để khai thác thủy sản có thể bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền theo Điều 28 Nghị định 42/2019 với số tiền từ 3-15 triệu đồng. Ngoài ra, có thể phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức phạt bổ sung là tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3-6 tháng (Ảnh: Công an Vĩnh Phúc).