1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Vi phạm giao thông ở các thành phố lớn

Đến địa đạo Củ Chi "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất!

(Dân trí) - Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa, sáng tạo của quân và dân Củ Chi, TPHCM trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Một trong những điểm hút du khách trong các dịp lễ lớn, nhất là ngày thống nhất đất nước (30/4), chính là Địa đạo Củ Chi, nơi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…

Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm: Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng và Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức.

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, người dân khắp nơi luôn hướng về Địa đạo Củ Chi với tình cảm thiêng liêng.

PV Dân trí đã ghi lại một số hình ảnh trong chuyến viếng thăm đầy ý nghĩa đến vùng đất đã đi vào huyền thoại:

Đến địa đạo Củ Chi  "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất! - 1
Khu địa đạo Củ Chi là một vùng quê yên bình với những mái nhà tranh nằm sau bụi tre xanh nhưng bên dưới là hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào
Khu địa đạo Củ Chi là một vùng quê yên bình với những mái nhà tranh nằm sau bụi tre xanh nhưng bên dưới là hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào
Đến địa đạo Củ Chi  "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất! - 3
Đến địa đạo Củ Chi  "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất! - 4
Đến địa đạo Củ Chi  "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất! - 5
Người dân nơi đây quanh năm bám với ruộng đồng, tăng gia sản xuất, gieo con chữ... nhưng sẵn sàng xung trận khi quân thù đến
Người dân nơi đây quanh năm bám với ruộng đồng, tăng gia sản xuất, gieo con chữ... nhưng sẵn sàng xung trận khi quân thù đến
Các chiến sĩ tích cực nghiên cứu, chế tạo bom mìn... để đánh giặc
Các chiến sĩ tích cực nghiên cứu, chế tạo bom mìn... để đánh giặc
Đến địa đạo Củ Chi  "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất! - 8
Đến địa đạo Củ Chi  "trải nghiệm" cuộc chiến từ trong lòng đất! - 9
​Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”…
​Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”…
​Sở chỉ huy đặt ngay trong lòng đất
​Sở chỉ huy đặt ngay trong lòng đất
Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần
Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần
Trong chiến tranh, giặc thả bom, giết chết trâu bò... khiến Củ Chi như vùng đất chết. Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động
Trong chiến tranh, giặc thả bom, giết chết trâu bò... khiến Củ Chi như vùng đất chết. Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động
Nỗi đau của bà mẹ Củ Chi mất con trong chiến tranh
Nỗi đau của bà mẹ Củ Chi mất con trong chiến tranh
Mùa Xuân 1975, nhiều cánh quân lớn của Quân đoàn 3 và nhiều đơn vị chủ lực, địa phương tiến vào giải phóng thị trấn Củ Chi và dinh lũy cuối cùng của địch tại Sài Gòn, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào lúc 11 giờ ngày 30/4/1975.
Mùa Xuân 1975, nhiều cánh quân lớn của Quân đoàn 3 và nhiều đơn vị chủ lực, địa phương tiến vào giải phóng thị trấn Củ Chi và dinh lũy cuối cùng của địch tại Sài Gòn, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào lúc 11 giờ ngày 30/4/1975.

Ngày nay, những “vùng trắng” đã hồi sinh mãnh liệt. Trên sống lưng Địa đạo năm xưa là ruộng đồng xanh tươi và những xóm làng sầm uất đông vui. Những công trình phục vụ đời sống dân sinh đang mọc lên khỏa lấp những thương tích chiến tranh.

Công Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm