1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

TPHCM:

Dạo “phố” ông đồ

(Dân trí) - Đến hẹn lại lên, dịp cận Tết Nguyên Đán, ông đồ khắp đất Sài Gòn lại tụ tập về hai phố ông đồ lớn nhất thành phố là Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai để dựng sàn, trải chiếu, “cho chữ”…

Phố ông đồ có truyền thống lâu nhất là dãy phố Phạm Ngọc Thạch trước Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM, đã có thâm niên 4 năm tổ chức. Ông đồ tại đây khi “hành nghề” bắt buộc phải diện khăn đóng, áo dài, tác phong nghiêm túc.

 

Dãy phố  thứ hai, có thâm niên ít hơn là phố ông đồ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, trước Cung văn hóa Lao động TPHCM. Trong sáng ngày 4/2 (nhằm ngày 21 tháng chạp âm lịch), những ông đồ tại đây lác đác chỉ có vài người mang khăn đóng áo dài, còn hầu hết vẫn diện đồ tây. 

 

Bác Lê Lân, Chủ nhiệm câu lạc bộ thư pháp Cung văn hóa Lao động TPHCM, trưởng ban tổ chức Phố ông đồ năm nay cho biết: “Dù phố đã mở từ ngày 3/2, nhưng chưa chính thức khai mạc. Đến hôm chính thức khai mạc, tất cả ông đồ đều sẽ mang áo dài, khăn đóng”.

 

Cũng như  mọi năm, chủ đạo trong thư pháp Tết năm nay là  tranh đào, mai và những câu thơ, câu đối. Đặc biệt, tranh ông hổ năm nay được ưa chuộng, hầu như gian hàng thư pháp nào cũng có một bức.

 

Giá cả  năm nay có nhỉnh hơn năm ngoái một chút. Những bức thư pháp nhỏ cũng có giá từ 50 - 100 ngàn đồng, tùy vào số lượng chữ người mua muốn viết. Có những bức lồng khung kính trị giá vài trăm đến vài triệu đồng.

 

Theo ông đồ Hoàng Nhã thì mấy ngày nay khách vắng vì chưa  đến thời gian cao điểm. Độ chừng 24, 25 tháng Chạp, lượng khách sẽ đông hơn và trở nên sâm uất vào thời gian 26, 27 Tết. Khi đó, phố sẽ chen kín người, đặc biệt là về đêm.
 
Dạo “phố” ông đồ - 1

Phố Nguyễn Thị Minh Khai
 
Dạo “phố” ông đồ - 2

Tạo dáng khi khai bút
Dạo “phố” ông đồ - 3

Chăm chú từng con chữ

Dạo “phố” ông đồ - 4

Mang dáng dấp ông đồ xưa

Dạo “phố” ông đồ - 5

Cũng có ông đồ mất vẻ trang nghiêm, thay vào đó là phong cách lãng tử

Dạo “phố” ông đồ - 6

Rộn ràng cho chữ ngày xuân
Dạo “phố” ông đồ - 7

Cẩn thận chọn lựa chữ tốt

Dạo “phố” ông đồ - 8

Xem ông đồ trổ tài cũng là một thú vui

Dạo “phố” ông đồ - 9

Năm nay tranh hổ được mùa
 
Dạo “phố” ông đồ - 10

Thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham quan.

 

Bài, ảnh: Tùng Nguyên