1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

An Giang:

Cuộc sống vạ vật của người dân sau vụ sạt lở kinh hoàng

(Dân trí) - Sau vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra vào sáng 22/4, hàng trăm người dân đã phải tá túc ở nhà người thân, trong chùa hay trong trường học… Cuộc sống đảo lộn, người lớn mất việc làm, trẻ em bê trễ việc học. Cuộc sống tạm bợ không biết đến khi nào mới kết thúc…

Sau vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra trên tuyến đường liên xã (cặp sông Hậu) vào sáng 22/4 (ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), làm 14 căn nhà đổ sụp xuống sông trong chớp mắt, hàng trăm người dân đã rơi vào cảnh mất nhà, trắng tay...

Cuộc sống của người dân vùng sạt lở

Cuộc sống của người dân trong vùng sạt lở hiện gặp nhiều khó khăn, mặc dù hàng ngày được nhận cơm, nước uống miễn phí từ chính quyền địa phương, nhà chùa, các tổ chức thiện nguyện...


Sau khi căn nhà của ông bị sụp xuống sông, mấy ngày qua ông Nguyễn Hùng Ban đến nhà một người cháu tá túc. Bây giờ không nhà cửa, ông cũng không thể đi làm, chờ có tiền dựng lại nhà mới... mới nghĩ đến chuyện tìm việc làm.

Sau khi căn nhà của ông bị sụp xuống sông, mấy ngày qua ông Nguyễn Hùng Ban đến nhà một người cháu tá túc. Bây giờ không nhà cửa, ông cũng không thể đi làm, chờ có tiền dựng lại nhà mới... mới nghĩ đến chuyện tìm việc làm.


Vợ chồng anh Nguyễn Thanh Nhân mượn tạm hành lang của một người quen làm nơi ở tạm cho gia đình 4 nhân khẩu. Anh là lao động chính trong gia đình nhưng hiện tại do vợ con chưa có nơi ở ổn định, anh Nhân không thể để vợ con sống tạm thế này mà đi làm.

Vợ chồng anh Nguyễn Thanh Nhân mượn tạm hành lang của một người quen làm nơi ở tạm cho gia đình 4 nhân khẩu. Anh là lao động chính trong gia đình nhưng hiện tại do vợ con chưa có nơi ở ổn định, anh Nhân không thể để vợ con sống tạm thế này mà đi làm.

Gia đình Bà Trần Thị Thẹn, gồm 2 đứa con và đứa cháu phải đến trường học tá túc mấy ngày qua. Chuyện ăn uống sinh hoạt đều khó khăn... Bà cho rằng, khu vực này chưa an toàn nên từ ngày dọn vào đây sống, chưa đêm nào bà có giấc ngủ ngon
Gia đình Bà Trần Thị Thẹn, gồm 2 đứa con và đứa cháu phải đến trường học tá túc mấy ngày qua. Chuyện ăn uống sinh hoạt đều khó khăn... Bà cho rằng, khu vực này chưa an toàn nên từ ngày dọn vào đây sống, chưa đêm nào bà có giấc ngủ ngon

Nhiều hộ dân khác đang sống tạm tại trường tiểu học A Mỹ Hội Đông rất mong muốn có nơi ở ổn định để công việc làm ăn, chuyện học hành con trẻ không bị ảnh hưởng
Nhiều hộ dân khác đang sống tạm tại trường tiểu học A Mỹ Hội Đông rất mong muốn có nơi ở ổn định để công việc làm ăn, chuyện học hành con trẻ không bị ảnh hưởng

Những đứa trẻ đang sống tạm tại trường tiểu học A Mỹ Hội Đông suốt ngày chỉ chơi trong phòng... Vì bước ra là sân trường và trước cổng là khu vực sạt lở
Những đứa trẻ đang sống tạm tại trường tiểu học A Mỹ Hội Đông suốt ngày chỉ chơi trong phòng... Vì bước ra là sân trường và trước cổng là khu vực sạt lở

Đêm xuống gia đình bà Nguyễn Thị Tua, trải nệm, chiếu xuống nền gạch của nhà chùa ngủ... Dù được nhà chùa lo cái ăn, cái ở nhưng chuyện sinh hoạt rồi chuyện học hành của hai cháu bà cũng bất tiện
Đêm xuống gia đình bà Nguyễn Thị Tua, trải nệm, chiếu xuống nền gạch của nhà chùa ngủ... Dù được nhà chùa lo cái ăn, cái ở nhưng chuyện sinh hoạt rồi chuyện học hành của hai cháu bà cũng bất tiện

Không có bạn chơi, không có sân chơi... đứa cháu nhỏ của bà Tua ngồi một mình trước sân chùa
Không có bạn chơi, không có sân chơi... đứa cháu nhỏ của bà Tua ngồi một mình trước sân chùa

Bà Nguyễn Thị Hết - ngồi bên phải, cho biết: Gia đình bà có căn nhà và mảnh đất gần 300m2, gia đình đã gắn bó hơn 70 năm... Do nằm trong khu vực cảnh báo sạt lở nguy hiểm đặc biệt nên phải di dời khẩn cấp và từ hôm đó gia đình bà đến chùa Liên Hoa Tự tá túc, chẳng biết đến khi nào mới có căn nhà để dọn về ở?
Bà Nguyễn Thị Hết - ngồi bên phải, cho biết: Gia đình bà có căn nhà và mảnh đất gần 300m2, gia đình đã gắn bó hơn 70 năm... Do nằm trong khu vực cảnh báo sạt lở nguy hiểm đặc biệt nên phải di dời khẩn cấp và từ hôm đó gia đình bà đến chùa Liên Hoa Tự tá túc, chẳng biết đến khi nào mới có căn nhà để dọn về ở?


Chị Hồ Thị Kim Em và nhiều hộ dân khác dọn đồ đạc ra lán trại này ở mấy ngày qua. Dù cạnh chuồng lợn, gà hôi hám... nhưng đành chịu vì không còn nơi nào khác để đi. Ngoài ra, chị Kim Em gửi đứa con nhỏ cho người chị chăm hộ ở tận Đồng Tháp.

Chị Hồ Thị Kim Em và nhiều hộ dân khác dọn đồ đạc ra lán trại này ở mấy ngày qua. Dù cạnh chuồng lợn, gà hôi hám... nhưng đành chịu vì không còn nơi nào khác để đi. Ngoài ra, chị Kim Em gửi đứa con nhỏ cho người chị chăm hộ ở tận Đồng Tháp.

Anh Tính dùng những tấm ván này lót xuống đất để nằm ngủ khi đêm xuống. Hộ anh Tính, chị Em mong chính quyền sớm khảo sát khu vực nhà, nếu an toàn thì cho họ vào ở.
Anh Tính dùng những tấm ván này lót xuống đất để nằm ngủ khi đêm xuống. Hộ anh Tính, chị Em mong chính quyền sớm khảo sát khu vực nhà, nếu an toàn thì cho họ vào ở.

Em Phạm Minh Ghi - học lớp 10 trường THPT Lương Văn C, theo cha mẹ chạy giặc lở nên 5 ngày qua ăn cơm chay... ban đêm không có đèn điện để học bài...
Em Phạm Minh Ghi - học lớp 10 trường THPT Lương Văn C, theo cha mẹ chạy "giặc lở" nên 5 ngày qua ăn cơm chay... ban đêm không có đèn điện để học bài...


Trao đổi với PV Dân trí về việc cả chục hộ dân kéo nhau ra vườn ở cạnh chuồng lợn, gà... Chủ tịch UBND xã Mỹ Hội Đông Trần Thanh Phong cho biết: Số hộ dân này không nằm trong vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, không nằm trong danh sách 108 hộ buộc phải di dời nhưng do kế cận bà con sợ nên dọn ra ngoài. Sau khi hay tin sáng nay (27/4) xã đến khảo sát và cho lắp lại điện, cho bà con vào nhà ở, tạm thời ổn định cuộc sống.

Trao đổi với PV Dân trí về việc cả chục hộ dân kéo nhau ra vườn ở cạnh chuồng lợn, gà... Chủ tịch UBND xã Mỹ Hội Đông Trần Thanh Phong cho biết: Số hộ dân này không nằm trong vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, không nằm trong danh sách 108 hộ buộc phải di dời nhưng do kế cận bà con sợ nên dọn ra ngoài. Sau khi hay tin sáng nay (27/4) xã đến khảo sát và cho lắp lại điện, cho bà con vào nhà ở, tạm thời ổn định cuộc sống.

Nguyễn Hành