Cụ ông 83 tuổi xin ra khỏi danh sách hộ nghèo và thùng bánh mỳ miễn phí

(Dân trí) - Hình ảnh những người nghèo, vô gia cư co ro trong đêm lạnh Hà Nội, thùng bánh mỳ miễn phí ở Sài Gòn, cụ ông 83 tuổi quyết xin ra khỏi danh sách hộ nghèo... ám ảnh nhất tuần qua.

 

 

Cứ vào mỗi sáng trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, những người bán ve chai, vé số, hàng rong, khách vãng lai hay sinh viên lại ghé qua tủ bánh mì từ thiện trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TPHCM) để tự tay lấy một ổ bánh miễn phí. Chủ nhân thùng bánh mì từ thiện - chị Xuân Lan chỉ nói ngắn gọn: Có gì đâu em ơi, chị thấy bình thường mà... (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Cứ vào mỗi sáng trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, những người bán ve chai, vé số, hàng rong, khách vãng lai hay sinh viên lại ghé qua tủ bánh mì từ thiện trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TPHCM) để tự tay lấy một ổ bánh miễn phí. Chủ nhân thùng bánh mì từ thiện - chị Xuân Lan chỉ nói ngắn gọn: "Có gì đâu em ơi, chị thấy bình thường mà..." (Ảnh: Phạm Nguyễn)

 

 

Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1988, Trưởng phòng Kinh doanh của Siêu thị Thành Nghĩa, Kon Tum) đã lập một thùng bánh mì miễn phí cho người nghèo đặt trước cửa hàng nội thất Nhã Hằng (số 161 Phan Chu Trinh). Mỗi ngày sẽ có 100 ổ bánh mì, mỗi ổ 1.500 đồng, vị chi mỗi tháng hết 4,5 triệu đồng nhưng chị Trâm cho biết sẽ làm việc này lâu dài cho đến khi nào không còn khả năng nữa thì thôi (Ảnh: Đại Hòa)
Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1988, Trưởng phòng Kinh doanh của Siêu thị Thành Nghĩa, Kon Tum) đã lập một thùng bánh mì miễn phí cho người nghèo đặt trước cửa hàng nội thất Nhã Hằng (số 161 Phan Chu Trinh). Mỗi ngày sẽ có 100 ổ bánh mì, mỗi ổ 1.500 đồng, vị chi mỗi tháng hết 4,5 triệu đồng nhưng chị Trâm cho biết sẽ làm việc này lâu dài cho đến khi nào không còn khả năng nữa thì thôi (Ảnh: Đại Hòa)

 

Hình ảnh nhói lòng về những người dân nghèo, vô gia cư ở Hà Nội co ro trong đêm lạnh nhất từ đầu mùa đông tới giờ. Họ dùng bao tải làm chiếu và áo rét làm chăn để ngủ (Ảnh: Trọng Trinh).
Hình ảnh nhói lòng về những người dân nghèo, vô gia cư ở Hà Nội co ro trong đêm lạnh nhất từ đầu mùa đông tới giờ. Họ dùng bao tải làm chiếu và áo rét làm chăn để ngủ (Ảnh: Trọng Trinh).

 

Mặc dù đã 83 tuổi, sống đơn thân lâu nay nhưng ông Lang Văn Tần đã có đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã Lục Dạ (huyện Con Cuông, Nghệ An). Lý do ông Tần xin ra khỏi hộ nghèo là không muốn kìm hãm sự phát triển của xã hội và muốn làm gương cho thế hệ con cháu (Ảnh: P.Bình).
Mặc dù đã 83 tuổi, sống đơn thân lâu nay nhưng ông Lang Văn Tần đã có đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã Lục Dạ (huyện Con Cuông, Nghệ An). Lý do ông Tần xin ra khỏi hộ nghèo là không muốn kìm hãm sự phát triển của xã hội và muốn làm gương cho thế hệ con cháu (Ảnh: P.Bình).

 

Sau khi bắt được con cá lạ nghi là cá sủ vàng quý hiếm, ngư dân nghèo Nguyễn Văn Phụng (35 tuổi, ngụ Thanh Bình, Vũng Liêm, Vĩnh Long) đã bảo quản và mong bán được giá để có tiền mổ tim cho đứa con bị bệnh (Ảnh: M.G)
Sau khi bắt được con cá lạ nghi là cá sủ vàng quý hiếm, ngư dân nghèo Nguyễn Văn Phụng (35 tuổi, ngụ Thanh Bình, Vũng Liêm, Vĩnh Long) đã bảo quản và mong bán được giá để có tiền mổ tim cho đứa con bị bệnh (Ảnh: M.G)

 

Gần 1.500 chậu hoa của gia đình bà Nguyễn Thị Huê (58 tuổi, ấp Phúc Nhạc, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bị kẻ gian đập bể chậu chỉ sau 1 đêm dù hơn 1 tuần nữa là xuất bán phục vụ thị trường Tết (Ảnh: Vĩnh Thủy).
Gần 1.500 chậu hoa của gia đình bà Nguyễn Thị Huê (58 tuổi, ấp Phúc Nhạc, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bị kẻ gian đập bể chậu chỉ sau 1 đêm dù hơn 1 tuần nữa là xuất bán phục vụ thị trường Tết (Ảnh: Vĩnh Thủy).

 

Mỏ đá trên địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đổ sập, khiến ít nhất 4 người tử vong, 3 người bị vùi lấp trong đống đổ nát và 1 nạn nhân được đưa đi cấp cứu ở Hà Nội (Ảnh: Duy Tuyên)
Mỏ đá trên địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đổ sập, khiến ít nhất 4 người tử vong, 3 người bị vùi lấp trong đống đổ nát và 1 nạn nhân được đưa đi cấp cứu ở Hà Nội (Ảnh: Duy Tuyên)

 

Cứ vào dịp cuối năm, anh Lê Tuấn (1985, quê Bình Định) lại trở về nước cắt tóc miễn phí tại một số tuyến phố trung tâm Sài Gòn. Anh Tuấn theo nghề tóc đã hơn 10 năm và có thời gian dài sinh sống, học tập cũng như nâng cao tay nghề tại các quốc gia như Anh, Mỹ… Việc cắt tóc miễn phí cho người dân xuất phát từ tâm nguyện muốn trả ơn cuộc đời và tri ân tổ nghiệp (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Cứ vào dịp cuối năm, anh Lê Tuấn (1985, quê Bình Định) lại trở về nước cắt tóc miễn phí tại một số tuyến phố trung tâm Sài Gòn. Anh Tuấn theo nghề tóc đã hơn 10 năm và có thời gian dài sinh sống, học tập cũng như nâng cao tay nghề tại các quốc gia như Anh, Mỹ… Việc cắt tóc miễn phí cho người dân xuất phát từ tâm nguyện muốn trả ơn cuộc đời và tri ân tổ nghiệp (Ảnh: Phạm Nguyễn).

 

Còn gần một năm mới tốt nghiệp đại học nhưng Đồng Xuân Thành ở huyện miền biển đã quyết định “rước” Lữ Thị Hồng Tư huyện miền núi Quan Sơn cách gần 200km “về dinh”. Đôi bạn trẻ sinh viên này đã có một đám cưới ngập tràn hạnh phúc chỉ với số tiền 1.350.000 đồng. Đây là bức ảnh cưới được đôi bạn trẻ chụp tại công trường nơi Thành từng làm phụ hồ để có thêm thu nhập (Ảnh: T.B)
Còn gần một năm mới tốt nghiệp đại học nhưng Đồng Xuân Thành ở huyện miền biển đã quyết định “rước” Lữ Thị Hồng Tư huyện miền núi Quan Sơn cách gần 200km “về dinh”. Đôi bạn trẻ sinh viên này đã có một đám cưới ngập tràn hạnh phúc chỉ với số tiền 1.350.000 đồng. Đây là bức ảnh cưới được đôi bạn trẻ chụp tại công trường nơi Thành từng làm phụ hồ để có thêm thu nhập (Ảnh: T.B)

 

Các bạn trẻ kéo lên Sa Pa (tỉnh Lào Cai) để ngắm tuyết rơi (Ảnh: Mạnh Khoa).
Các bạn trẻ "kéo lên" Sa Pa (tỉnh Lào Cai) để ngắm tuyết rơi (Ảnh: Mạnh Khoa).

 

Các diễn viên tham gia Táo Quân vẫn miệt mài tập luyện từ nửa đêm đến sáng để chuẩn bị cho buổi ghi hình dự kiến vào ngày 29 và 30/1 tại trường quay Đài Truyền hình Việt Nam (Ảnh: VTV).
Các diễn viên tham gia Táo Quân vẫn miệt mài tập luyện từ nửa đêm đến sáng để chuẩn bị cho buổi ghi hình dự kiến vào ngày 29 và 30/1 tại trường quay Đài Truyền hình Việt Nam (Ảnh: VTV).

Thế Kha (tổng hợp)