1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời" ở quần đảo Trường Sa

(Dân trí) - Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) có thời tiết rất khắc nghiệt, là khu vực thường bắt nguồn của những cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với những người làm công tác khí tượng thủy văn ở hòn đảo này.

Cuối tháng 5 vừa qua, Lữ đoàn 146 thuộc Vùng 4 (Quân chủng Hải quân) đã đưa hơn 100 thân nhân là bố, mẹ, vợ của các cán bộ, chiến sĩ đang công tác, rèn luyện trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) ra thăm con em mình. Trong chuyến đi này, đoàn công tác đã ghé thăm các đảo, điểm đảo phía Bắc thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

Chuyến đi kéo dài 20 ngày đã để lại cho mỗi người nhiều kỷ niệm, hiểu hơn về công việc của những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm vượt qua khó khăn để canh giữ quần đảo Trường Sa thiêng liêng của tổ quốc.

Trong chuyến đi này, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện ngắn với những người làm công tác khí tượng thủy văn trên đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa).

Theo anh Mai Phương Nam - quyền Trạm trưởng Trạm khí tượng Song Tử Tây (Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ), khí hậu ở khu vực này rất khắc nghiệt và là nơi bắt nguồn của phần lớn các cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Trạm khí tượng này lại đăng ký phát báo quốc tế, công việc quan trắc của các quan trắc viên ở đây rất vất vả, nhất là thời điểm thời tiết cực đoan.

"Đây là trạm cấp 1, có đăng ký phát báo thông tin quốc tế, tức là số liệu chúng tôi quan trắc được sẽ được gửi về đất liền xử lý và đưa lên hệ thống dự báo quốc tế để các nước cùng tham khảo. Nhiệm vụ của trạm là quan trắc khí tượng bề mặt và hải văn ven bờ. Ngoài ra, chúng tôi còn quan trắc một số yếu tố thời tiết cực đoan khác như: tố, lốc, xoáy, bão và thường quan trắc với thời gian dài hơn" -  anh Nam chia sẻ.

Anh Nam cho biết thêm, một ngày Trạm khí tượng Song Tử Tây phát báo quốc tế 4 lần với các khung giờ khác nhau trong điều kiện thời tiết bình thường, còn khi có nhiệm vụ đặc biệt thì phát báo 24/24h. 

Nói về khó khăn, anh Nam cho biết, công việc của quan trắc viên ở khu vực quần đảo Trường Sa khó khăn hơn nhiều so với ở đất liền vì thời tiết ở đây rất khắc nghiệt, rất nóng. Đặc biệt, do đặc thù về địa lý nên mỗi khi máy móc hỏng rất khó thay thế được ngay mà hoàn toàn phải tự sửa chữa để dùng tạm rồi khắc phục sau. 

"Quan trắc được rồi nhưng công đoạn truyền số liệu về đất liền đôi khi cũng rất vất vả mỗi khi có bão hay áp thấp nhiệt đới vì đường truyền internet ở đây yếu. Nếu không gửi được bằng internet chúng tôi lại phải gửi bằng cách gọi điện hoặc nhắn tin, việc này rất mất thời gian. Nhưng do đặc thù ở nơi đảo xa nên chúng tôi cũng cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ" - anh Nam cho biết.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 1
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 2

Anh Tâm lấy số liệu quan trắc tại Trạm Khí tượng thủy văn Song Tử Tây.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 3

Thiết bị đo tốc độ gió của Trạm khí tượng thủy văn Song Tử Tây.

Theo tài liệu chúng tôi có được, thời tiết ở Trường Sa rất khắc nghiệt, nước ngọt khan hiếm, một năm bình quân có tới 131 ngày bão, gió từ cấp 6 trở lên mỗi tháng có từ 12-20 ngày gió mạnh. Chỉ có tháng 4, tháng 5 là ít gió nhất, còn từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ thịnh hành của gió Tây Nam.

Ngoài khó khăn về công việc chuyên môn, theo anh Đoàn Minh Tâm - Quan trắc viên Trạm khí tượng Song Tử Tây, đời sống sinh hoạt của cán bộ trạm này cũng giống như các cán bộ, chiến sĩ đang công tác, rèn luyện trên đảo Song Tử Tây còn thiếu thốn hơn so với đất liền như, rau xanh, nước ngọt,...

"Nước ngọt chúng tôi phải dùng rất tiết kiệm, ví dụ như nước vo gạo xong chúng tôi sử dụng để rửa rau, sau đó lại để tưới cây. Còn điện cũng không được dùng thoải mái như trong đất liền. Nói chung cuộc sống trên đảo sẽ vất vả hơn trong đất liền, nhưng chúng tôi vẫn động viên nhau khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ" - anh Tâm chia sẻ.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 4

Anh Tâm nhập số liệu vào sổ để gửi về trung tâm trong đất liền.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 5
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 6
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 7

Trụ sở Trạm khí tượng thủy văn Song Tử Tây.

Liên quan đến Trạm khí tượng Song Tử Tây, trao đổi thêm với phóng viên Dân trí, ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Trạm Song Tử Tây được thành lâp theo quyết định số 207/KTTV/QĐngày 27/9/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Trần văn An.  Nhiệm vụ của Trạm khí tượng thủy văn Song Tử Tây là đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn hải văn. Thời gian quan trắc 4 obs vào lúc 1h, 7h , 13h, 19h (giờ Việt Nam).

"Trạm Song Tử Tây là trạm quan trắc quan trọng phục vụ cho an ninh quốc phòng và phòng chống thiên tai trên biển, là trạm tiền tiêu đón bão, áp thấp nhiệt đới giúp cho công tác dự báo cảnh báo thiên tai kịp thời, chính xác" - ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, những yếu tố khí tượng hải văn trạm Song Tử tây là cơ sở khoa học, giúp các nhà dự báo khí tượng thủy thủy văn dự báo cảnh báo có độ tin cậy cao, xác định vị trí tâm bão, áp thấp nhiệt đới chính xác hơn vì hệ thống mạng lưới trạm của Việt Nam và quốc tế trên khu vực Biển Đông còn rất thưa, số liệu cung cấp cho công tác phòng chống thiên tai trên biển còn hạn chế. Theo chủ trương của Đảng và nhà nước phải triển kinh tế từ biển và làm giàu từ biển là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa, một mặt khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam và thể hiện trách nhiệm với quốc tế trong công tác dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn.

Một số hình ảnh đảo Song Tử Tây do phóng viên Dân trí ghi lại:

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 8

Đảo Song Tử Tây nhìn từ xa.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 9

Trụ sở UBND xã Song Tử Tây.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 10

Nhà văn hóa trên đảo Song Tử Tây.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 11
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 12

Nhà dân trên đảo Song Tử Tây.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 13

Vườn hoa thanh niên.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 14

Những đứa trẻ vui chơi trên đảo Song Tử Tây.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 15
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 16
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 17
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 18

Chùa Song Tử Tây.

Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 19
Chuyện những người bắt bệnh ông trời ở quần đảo Trường Sa - 20

Làng chài ở đảo Song Tử Tây, đây là nơi để ngư dân đánh cá trên biển khi gặp thời tiết xấu như bão, mưa giông vào tránh trú.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm