Có thể nói, đây là cuộc triển lãm nhiều xá lợi nhất (diễn ra từ 17-19/10) bao gồm: Xá lợi từ đầu, máu và xương Đức Phật (khoảng 483 năm trước công nguyên), Xá lợi của Thập Đại đệ tử Phật, Xá lợi năm anh em Kiều Trần Như, Xá lợi của dòng họ Thích Ca, Xá lợi năm trăm vị La hán, Xá lợi chư vị hòa thượng thời hiện đại.
Đây là các pháp bảo quý giá được đại diện Phật giáo Đài Loan, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar và Malaysia trao tặng chùa Long Hương.
Trong suốt 3 ngày này, chùa Long Hương liên tục tổ chức các buổi lễ cầu xin cho quốc thái dân an.
Xá lợi Phật là những thánh thể linh hiển kết tinh thành ngọc còn lại sau lễ hỏa táng Đức Phật và bậc đại sư, cao tăng đắc đạo. Kích thước có thể lớn, nhỏ khác nhau với nhiều màu sắc lóng lánh, hình tròn hoặc bầu dục. |
Đối với Phật tử, việc được chiêm bái Xá lợi Phật cũng thiêng liêng như tín đồ Hồi giáo chiêm ngưỡng thánh tích Hồi giáo tại Trung Đông hay như người Công giáo hành hương về Tòa thánh Vatican. Chiêm ngưỡng Xá lợi Phật còn đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho những ai tin tưởng vào Đức Phật.
Bên cạnh các đoàn Phật tử từ khắp mọi miền đất nước ngày đêm đổ về chùa còn có những đoàn khách quốc tế và đoàn của các Tổng lãnh sự.
Loạt ảnh dưới đây được Dân trí ghi lại trong ngày 18/10, cho thấy dù khách thập phương lên đến hàng chục ngàn người nhưng hết sức thành kính và trật tự:
Tăng ni, Phật tử khắp nơi đổ về chiêm bái Xá lợi.
Xá lợi Phật được đặt cả bốn mặt bàn chính giữa chánh điện.
Bảo tháp trang nghiêm đặt Xá lợi.
Quý giá nhất là Xá lợi từ răng Phật, cả thế giới chỉ có 4 Xá lợi răng Phật.
Xá lợi từ xương Phật
Xá lợi từ máu Phật (tròn, trắng, bên tay trái)
Xá lợi của ngài Sivali.
Các thầy Đạt la lạt ma từ Tây Tạng đến làm lễ cầu quốc thái dân an Cơm chay nóng hổi, nước suối tinh khiết được phát miễn phí cho mọi người.Khách nước ngoài sau khi chiêm bái Xá lợi Phật, ăn cháo miễn phí do chùa phục vụ. Làm việc luôn tay để có bữa cơm nóng phục vụ hàng chục ngàn khách thập phương. Theo chị Hiếu Hạnh, phụ trách hậu cần, hai ngày qua đã nấu khoảng 1.000kg gạo và 4 tấn rau củ.
Từ Đà Nẵng, bác Tâm Huyền vẫn đến chiêm bái Phật vì “với người đạo Phật, đây là thiện duyên lớn nhất”.
Chùa Long Hương là ngôi cổ tự đã có từ năm 1908, từng bị tàn phá nhiều lần trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1992, các vị kỳ lão tại địa phương đã phát tâm xây dựng lại.
Thái Đăng - Bằng Thái