1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Thanh Hoá:

Chen chân lên Na Sơn Động Phủ rửa mặt, uống “nước thánh”

(Dân trí) - Mùng 4 Tết Mậu Tuất 2018, dòng người chen chúc nhau hướng lên chùa Phủ Na (Na Sơn Động Phủ), Thanh Hoá đi lễ chùa đầu năm và ai cũng muốn xin một ít “nước thánh” để rửa mặt, uống hay mang về nhà để cầu mong cho năm mới nhiều may mắn, tài lộc.

Na Sơn Động Phủ chật kín người tới rửa mặt, uống “nước thánh” đầu năm

Cách thành phố Thanh Hóa chỉ khoảng 30km, chùa Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ, nằm trên địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Chùa ra đời vào năm 1909, được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn và năm 1993 được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh.

Với người dân và du khách, chùa Phủ Na không chỉ linh thiêng mà còn là một nơi có phong cảnh hữu tình, núi non thơ mộng... Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, hàng vạn người dân và du khách thập phương lại hành hương về với Phủ Na để đi lễ chùa đầu năm. Nhiều người đến đây không quên xin nước lộc để cầu may mắn trong năm mới.

Những ngày đầu năm mới Mậu Tuất 2018, mỗi ngày có hàng vạn người dân từ khắp nơi hướng về chùa Phủ Na đi lễ đầu xuân.
Những ngày đầu năm mới Mậu Tuất 2018, mỗi ngày có hàng vạn người dân từ khắp nơi hướng về chùa Phủ Na đi lễ đầu xuân.
Người dân và du khách đông khiến lực lượng Công an huyện Như Thanh và Công an xã Xuân Du làm việc khá vất vả để phân luồng và điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực phía ngoài chùa.
Người dân và du khách đông khiến lực lượng Công an huyện Như Thanh và Công an xã Xuân Du làm việc khá vất vả để phân luồng và điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực phía ngoài chùa.
Dọc từ ngoài vào đến trong chùa như một biển người đến dâng hương và thưởng ngoạn cảnh chùa.
Dọc từ ngoài vào đến trong chùa như một biển người đến dâng hương và thưởng ngoạn cảnh chùa.
Cụ bà tranh thủ lấy chai lọ đến chùa bán cho người dân và du khách có nhu cầu mua để xin nước thánh.
Cụ bà tranh thủ lấy chai lọ đến chùa bán cho người dân và du khách có nhu cầu mua để xin "nước thánh".
Nơi đây không chỉ linh thiêng trong tín ngưỡng mà còn có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với hệ thống núi non và hệ thống đền, miếu quy tụ ở một vùng thung lũng tạo nên một quần thể di tích độc đáo mang tính nguyên sơ.
Nơi đây không chỉ linh thiêng trong tín ngưỡng mà còn có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với hệ thống núi non và hệ thống đền, miếu quy tụ ở một vùng thung lũng tạo nên một quần thể di tích độc đáo mang tính nguyên sơ.
Na Sơn vốn là đỉnh cao nhất trong dãy núi Nưa, điều đặc biệt là từ trên đỉnh núi cao có một mạch nước ngầm trào tuôn trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng. Du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn cảnh chùa thường lấy nước về nhà xem đây là nước lộc. Năm nay, dòng nước được ngăn lại cho vào hệ thống ống ngầm để tránh người dân nhảy vào khu vực mó để lấy nước.
Na Sơn vốn là đỉnh cao nhất trong dãy núi Nưa, điều đặc biệt là từ trên đỉnh núi cao có một mạch nước ngầm trào tuôn trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng. Du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn cảnh chùa thường lấy nước về nhà xem đây là nước lộc. Năm nay, dòng nước được ngăn lại cho vào hệ thống ống ngầm để tránh người dân nhảy vào khu vực mó để lấy nước.
Năm nay, dòng nước từ đỉnh núi Nưa đổ xuống khu vực phía sau đền Thượng được đưa vào hệ thống vòi ra sát khu vực lan can để người dân và du khách thuận lợi hơn trong việc lấy nước thánh.
Năm nay, dòng nước từ đỉnh núi Nưa đổ xuống khu vực phía sau đền Thượng được đưa vào hệ thống vòi ra sát khu vực lan can để người dân và du khách thuận lợi hơn trong việc lấy "nước thánh".
Chen chân lên Na Sơn Động Phủ rửa mặt, uống “nước thánh” - 8

img_3249

Nhiều người dân và du khách đến đây đều ghé qua xin lộc "nước thánh". Người thì rửa tay, rửa mặt, người thì dùng chai lọ để lấy nước với quan niệm sẽ có nhiều may mắn và tài lộc trong năm mới.
Dùng chai lọ để lấy nước thánh mang về nhà.
Dùng chai lọ để lấy "nước thánh" mang về nhà.
Khu vực phía sau đền Thượng luôn chật cứng người đến xin nước.
Khu vực phía sau đền Thượng luôn chật cứng người đến xin nước.
Mặc dù ban quản lý chùa đã xây dựng hệ thống ống nước ra san khu vực lan can, nhưng vẫn có người thiếu ý thức nhảy vào phía trong để rửa mặt, rửa tay.
Mặc dù ban quản lý chùa đã xây dựng hệ thống ống nước ra san khu vực lan can, nhưng vẫn có người thiếu ý thức nhảy vào phía trong để rửa mặt, rửa tay.
Người dân và du khách chen chúc tại khu vực đền Cô Chín để xin lộc.
Người dân và du khách chen chúc tại khu vực đền Cô Chín để xin lộc.
Hằng năm cứ vào mùa xuân bắt đầu từ ngày mùng 1 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch và mùng 1 đến 16 tháng 8 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại trở về vừa để thắp hương tưởng nhớ những người có công và cầu may cầu cho một năm mới nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh, gia đình khoẻ mạnh.
Hằng năm cứ vào mùa xuân bắt đầu từ ngày mùng 1 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch và mùng 1 đến 16 tháng 8 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại trở về vừa để thắp hương tưởng nhớ những người có công và cầu may cầu cho một năm mới nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh, gia đình khoẻ mạnh.
Sau khi dâng hương và thăm thú cảnh chùa, nhiều người còn chọn mua cho mình một loại cây giống về nhà với mong muốn một năm mới có nhiều tài lộc.
Sau khi dâng hương và thăm thú cảnh chùa, nhiều người còn chọn mua cho mình một loại cây giống về nhà với mong muốn một năm mới có nhiều tài lộc.

Duy Tuyên