PhotoStory

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu "đất vàng" ở TPHCM

Thực hiện: Nam Anh

(Dân trí) - Nhiều nhà vệ sinh công cộng được xây mới, đảm bảo các yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường để phục vụ người dân và du khách ngay trên các khu "đất vàng" ở TPHCM.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 1

Vừa qua, TPHCM đã xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở các khu "đất vàng" trên địa bàn quận 1 như: số 8-12 đường Lê Duẩn; số 2-4-6 đường Hai Bà Trưng; số 8 Nguyễn Trung Trực; số 135 đường Nguyễn Huệ.

Đây là hệ thống nhà vệ sinh thông minh đạt chuẩn 5 sao, được xây dựng trên khoảng đất rộng khoảng 8m2 với tổng mức kinh phí hơn 500 triệu cho mỗi công trình.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 2

Các NVSCC này được triển khai theo hình thức xã hội hóa, thiết kế bao gồm nhà vệ sinh kết hợp quầy bán hàng hoặc cho thuê kinh doanh. Nguồn thu từ những việc này sẽ dùng để duy trì hoạt động NVSCC.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 3

NVSCC trên đường Hai Bà Trưng (quận 1) được kết hợp với quầy hàng bán nước. Theo lời kể của nam nhân viên tại đây, mỗi ngày có hàng trăm lượt sử dụng NVSCC này, chủ yếu là khách vãng lai.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 4

NVSCC với nhiều chức năng tự động như rửa tay, sấy khô… Đặc biệt, các NVSCC này còn được trang bị thêm bảng đánh giá chất lượng dịch vụ.

Các NVSCC này chủ yếu được đặt gần các khu vui chơi, trung tâm mua sắm, phố đi bộ để phục vụ người dân và du khách.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 5

Ghi nhận tại NVSCC trên đường Nguyễn Trung Trực (quận 1), camara được lắp đặt bên ngoài hành lang để người sử dụng dịch vụ có thể theo dõi được xe của mình. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày đi vào hoạt động, hệ thống camara tại đây đã bị một số kẻ gian tháo trộm.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 6

"Tôi bán hàng trên con đường này, từ ngày có NVSCC, tôi thường xuyên sử dụng vì sạch sẽ và tiện nghi. Trước đây, mỗi lần đi vệ sinh, tôi phải vào quán cà phê để đi nhờ", bà Nguyễn Thị Liên (57 tuổi) nói.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 7

Một NVSCC trên đường Trương Định (quận 1) cũng được vệ sinh sạch sẽ, dép được đặt ngăn nắp trên kệ để phục vụ người dân. Đây là NVSCC được xây dựng theo hình thức xã hội hóa với diện tích 60m2, có lối đi riêng dành cho người khuyết tật và có nhân viên túc trực, vệ sinh hằng ngày.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 8

"Cứ cách một tiếng đồng hồ tôi lại lau chùi một lần, hầu hết ở đây mọi người đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung rất tốt", bà Nguyễn Thị Bé Chín (nhân viên tại NVSCC Trương Định) cho biết.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 9

Ghi nhận tại một NVSCC trong khuôn viên công viên Tao Đàn (quận 1). Có nhân viên trong coi và vệ sinh hằng ngày nên nhà vệ sinh này luôn trong tình trạng sạch sẽ, thoáng mát.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 10

Bên cạnh những NVSCC hiện đại thì đâu đó trên địa bàn TPHCM vẫn còn một số nhà vệ sinh xuống cấp, nhếch nhác. Trong ảnh, một NVSCC đã xuống cấp, rong rêu phủ kín các mảng tường trong khuôn viên của công viên Tao Đàn (quận 1).

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 11

Theo lời của bảo vệ, hơn tháng nay, nhà vệ sinh này đã ngừng hoạt động do không có người trông coi. Trước kia, khi còn hoạt động, NVSCC này cũng ít người sử dụng bởi tình trạng xuống cấp và bốc mùi hôi.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 12

Ghi nhận tại NVSCC trên đường Hàm Nghi (quận 1). Nhà vệ sinh này chủ yếu phục vụ cho khách đi xe buýt nhưng cũng đang trong thời gian ngừng hoạt động.

Cận cảnh những nhà vệ sinh công cộng trên các khu đất vàng ở TPHCM - 13

Việc xây dựng NVSCC tại các địa điểm đông người qua lại được người dân ủng hộ nhiệt tình. Họ mong muốn sẽ có thêm nhiều công trình tương tự thay vì chỉ đặt tại một số khu vực trung tâm của thành phố.

Tại TPHCM có khoảng 255 nhà vệ sinh công cộng, trong đó quận 1 có 18 khu, tại 13 địa điểm, gồm: 4 chợ, 7 công viên và một trạm xe buýt, một trong khu dân cư. Khu vực trung tâm thành phố, người dân và du khách tập trung đông, nhất là các dịp lễ Tết nên số lượng nhà vệ sinh ở quận 1 còn thiếu so với nhu cầu.