1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Cận cảnh máy bay Boeing bị bỏ rơi 10 năm chờ bán... sắt vụn

(Dân trí) - Rách đuôi, bạc màu, kết cấu hư hỏng nặng... Đó là tình trạng của chiếc Boeing 727 bị “bỏ rơi” ở sân bay quốc tế Nội Bài suốt 10 năm qua. Là máy bay nhưng không thể bay được, bởi vậy chuyên gia kinh tế hàng không đã không quá lời khi cho rằng giá trị của chiếc Boeing này không khác gì sắt vụn!

Chiếc Boeing 727 thực hiện chuyến bay cuối cùng tới Hà Nội vào ngày 30/4/2007, sau đó ngừng bay và bị bỏ rơi tại sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007
Chiếc Boeing 727 thực hiện chuyến bay cuối cùng tới Hà Nội vào ngày 30/4/2007, sau đó ngừng bay và bị "bỏ rơi" tại sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007

Theo giấy phép bay của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines - Campuchia, Hãng này khai thác chặng bay Siêm Riệp - Hà Nội bằng máy bay Boeing 737 với tần suất mỗi ngày 1 chuyến và chuyến đầu tiên tới Hà Nội là ngày 2/3/2007.

Ngày 5/3/2007, Royal Khmer Airlines đổi máy bay Boeing 737 sang khai thác bằng máy bay Boeing 727 và duy trì hoạt động bay thường lệ. Đến ngày 30/4/2007, khi bay đến Hà Nội, máy bay gặp sự cố kỹ thuật và phải huỷ chuyến bay về Siêm Riệp. Chiếc Boeing 727 ngừng bay từ ngày 1/5/2007 và đỗ tại Nội Bài từ đó đến nay.

Cận cảnh máy bay Boeing bị bỏ rơi 10 năm chờ bán... sắt vụn - 2
Cận cảnh máy bay Boeing bị bỏ rơi 10 năm chờ bán... sắt vụn - 3

Cchiếc Boeing xuống cấp trầm trọng sau 10 năm phơi mưa phơi nắng ở Nội Bài. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, chiếc máy bay bị hư hỏng nặng và không còn khả năng khôi phục.

Cchiếc Boeing xuống cấp trầm trọng sau 10 năm phơi mưa phơi nắng ở Nội Bài. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, chiếc máy bay bị hư hỏng nặng và không còn khả năng khôi phục.

Về mặt tài chính, do thời gian khai thác ngắn nên Cụm cảng hàng không Miền Bắc chưa ký hợp đồng với Royal Khmer Airlines mà thanh toán trực tiếp theo từng chuyến, Cụm cảng yêu cầu đặt cọc 5.000 USD để đảm bảo việc thanh toán như thông lệ, điều này có nghĩa là Royal Khmer Airlines đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với dịch vụ cung cấp cho các chuyến bay đến Nội Bài.

Vấn đề bắt đầu phức tạp khi chiếc Boeing B727 đậu tại sân bay Nội Bài kể từ ngày 1/5/2007 và không thanh toán chi phí phát sinh về dịch vụ sân đỗ, dịch vụ bảo vệ máy bay. Tính đến ngày tháng 8/2014 - thời điểm cuối cùng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Royal Khmer Airlines nhận lại máy bay, chi phí dịch vụ tại Nội Bài đã lên đến 605.800 USD (tương đương gần 13 tỷ đồng).

Việc máy bay đỗ lâu năm tại Nội Bài đã chiếm dụng vị trí, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại khu bay, trở thành nơi thu hút chim và động vật hoang dã đến trú ẩn, gây ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay ở Nội Bài.

Cận cảnh máy bay Boeing bị bỏ rơi 10 năm chờ bán... sắt vụn - 5

Chiếc Boeing 727 đã không còn khả năng bay, không có giá trị kinh tế và được đánh giá chỉ còn như khối sắt vụn

Chiếc Boeing 727 đã không còn khả năng bay, không có giá trị kinh tế và được đánh giá chỉ còn như khối sắt vụn

Theo Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng Campuchia, cơ quan này đã thu hồi giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Royal Khmer Airlines và chiếc máy bay đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia. Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng Campuchia đề nghị Cục Hàng không Việt Nam xử lý chiếc máy bay Boeing 727 theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo kế hoạch bán đấu giá máy bay Boeing 727 theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, chiếc Boeing này hiện không còn khả năng bay và không thể khôi phục. Chuyên gia kinh tế hàng không nhìn nhận, máy bay bị bỏ rơi 10 năm tại Nội Bài chỉ có giá trị như sắt vụn, việc bỏ lại chiếc máy bay không khác gì... “đổ rác sang nhà người khác”.


Chiếc Boeing 727 sẽ được bán đấu giá trong thời gian tới. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo kế hoạch để Bộ Tài chính phê duyệt.

Chiếc Boeing 727 sẽ được bán đấu giá trong thời gian tới. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo kế hoạch để Bộ Tài chính phê duyệt.

Nhiều người thậm chí đã "bông đùa" rằng, nếu tính theo giá sắt vụn trên thị trường là 5.000 đồng/kg, chiếc máy bay nặng 80 tấn sẽ bán được số tiền 400 triệu đồng, tương đương với 20.000 USD. Trong khi đó, không ít người cũng đưa ra ý tưởng về việc có thể mua chiếc máy bay này với giá "rẻ như bèo" để kinh doanh cafe, nơi vui chơi giải trí.

Bài: Châu Như Quỳnh

Ảnh: Nguyễn Hữu