1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Cận cảnh công nghệ Nhật Bản làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch

(Dân trí) - Sáng nay (16/5), một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây đã chính thức được xử lý thí điểm môi trường bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản.

Chính thức thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản
Cận cảnh công nghệ Nhật Bản làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch - 1

Các đại thực hiện nghi thức bấm nút khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản.

Cận cảnh công nghệ Nhật Bản làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch - 2

Sông Tô Lịch đã đi vào ký ức người dân cả nước là sông đẹp. Nhưng nhiều năm nay, dòng sông này đã ô nhiễm trầm trọng, hàng ngày có khoảng 150.000m3 nước thải đổ suống sông Tô Lịch. Việc làm sống lại dòng sông Tô Lịch là niềm mong mỏi của nhiều người.

may loc nuoc song to lich
may loc nuoc song to lich
Cận cảnh công nghệ Nhật Bản làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch - 5
Cận cảnh công nghệ Nhật Bản làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch - 6

Vận chuyển máy sục khí Nano công nghệ Nhật xuống lòng sông Tô Lịch.

Cận cảnh công nghệ Nhật Bản làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch - 7
Cong nghe loc nuoc song to lich
Cong nghe loc nuoc song to lich

Đưa vật liệu xử lý nước thiên nhiên Bioreactor xuống để cùng với máy sục khí Nano để làm sạch sông Tô Lịch.

Cong nghe loc nuoc song to lich

Hệ thống điện cung cấp cho máy sục khí Nano.

Cong nghe loc nuoc song to lich
Cong nghe loc nuoc song to lich
Cong nghe loc nuoc song to lich

Khi có điện, máy sục khí Nano bắt đầu hoạt động.

Cong nghe loc nuoc song to lich
Cong nghe loc nuoc song to lich
Cong nghe loc nuoc song to lich

Những thiết bị tương tự ở sông Tô Lịch cũng được triển khai thí điểm ở một góc Hồ Tây.

Phát biểu tại buổi lễ trên, ông Nghiêm Vũ Khải - Ủy viên Ủy ban Khoa học và Môi trường Quốc hội kỳ vọng công nghệ trên sẽ cải thiện tốt môi trường sông Tô Lịch và Hồ Tây. Ông Khải chia sẻ, cách đây 2 năm, công nghệ này cũng được triển khai tại một hồ ở Hải Phòng và đã đem lại kết quả tốt đẹp.

Ông Khải hi vọng, công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi để xử lý một chuỗi sông, hồ trên cả nước trong thời gian tới.

Còn theo tiến sỹ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản: Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản sẽ xử lý 3 vấn đề: Mùi hôi, bùn lắng ở đáy sẽ tan dần và chất lượng nước sẽ thay đổi tốt lên.

Trước đó, ngày 11/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường do Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản dẫn đầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đề xuất tài trợ miễn phí thí điểm xử lý ô nhiễm nước một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ mới.

Tiến sĩ Tadashi Yamamura cho biết, phía Nhật Bản dự kiến mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông. Đây là công nghệ bio-nano, tốc độ xử lý siêu nhanh. Với công nghệ này, chỉ sau 3 ngày thì mùi sẽ giảm nhiều. Công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano, sử dụng vật liệu thiên nhiên... Ông cũng cho biết, phía Nhật Bản đã điều tra, khảo sát trong 2 năm để đưa ra đề nghị này; hy vọng công nghệ hiện đại này sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam trong vấn đề xử lý nước thải.

Đánh giá cao công nghệ của phía Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, quan hệ phát triển mạnh mẽ, tin cậy trên nhiều lĩnh vực, do đó, đây là lĩnh vực hợp tác rất tiềm năng. Về đề nghị tài trợ miễn phí thí điểm xử lý ô nhiễm nước một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ mới, Thủ tướng hoan nghênh đề xuất này, cho rằng, đây là một ý tưởng tốt, phù hợp chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc; đánh giá cao việc các bạn Nhật Bản đã vận động nguồn kinh phí để thực hiện công việc này từ nguồn xã hội hóa.

Thủ tướng đề nghị các chuyên gia Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) trao đổi và làm việc cụ thể với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội để nghiên cứu, quyết định phương án và tổ chức thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Đây là nền tảng tốt để xử lý ô nhiễm nước ở những địa phương khác. Thủ tướng tin tưởng với kinh nghiệm, phía Nhật Bản sẽ thành công trong xử lý nước thải ở Hà Nội. Sau khi thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để quyết định chủ trương.

Nguyễn Dương - Toàn Vũ