1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn

(Dân trí) - Suốt sáng nay 17/10, mưa to vẫn tiếp diễn trên diện rộng tại Thừa Thiên Huế khiến nhiều tuyến phố ngập nặng, có nơi bị tê liệt hoàn toàn; nhiều khu dân cư bị cô lập.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, nước trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi tiếp tục dâng cao trong những ngày tới. Tại Huế nước trên sông Hương dâng cao trên báo động 2, xấp xỉ báo động 3; nước lớn đã tràn ngập nhiều tuyến phố. Nhiều con đường bị ngập sâu do nước sông An Cựu và Ngự Hà dâng cao. Có nơi hước ngập lên đến 0,5m - 1m, các phương tiện giao thông không thể qua lại; nhiều nơi dân đã chuyển sang di chuyển bằng thuyền.
 
Đặc biệt, tại hai con đường là Hải Triều và Đặng Văn Ngữ nước dâng cao nhiều ngôi nhà ven sông nước ngập sâu lên đến 1m, có nơi lên đến trên 1,5m. Các hộ dân sống nơi đây đã phải di dời tới nơi khác.
 
Quảng Bình: 4 người chết và mất tích, gần 50.000 ngôi nhà bị ngập
 
Thông tin từ Ban chỉ huy PCLB và TKCN Quảng Bình cho biết, tính đến 16 giờ chiều 17/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có thiệt hại nặng do mưa lũ. Hiện đã có 3 người chết, 1 người mất tích và 8 người bị thương, gần 50.000 ngôi nhà bị ngập. Các nạn nhân xấu số là cháu Dương Ngọc Quân (3 tuổi, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch), anh Trương Thanh Tâm (SN 1983 trú thôn 4, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa), bà Trần Thị Điểm (70 tuổi, trú tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch) và một người mất tích là ông Hà Văn Hảo (45 tuổi, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh). Ít nhất đã có 8 người bị thương do mưa lũ.

Hiện toàn tỉnh có gần 50.000 nhà bị ngập lũ, nhiều nhà bị tốc mái. Đã có gần 1.300 hộ dân phải di dời. Có 4 con trâu, bò bị chết do mưa lũ, hơn 1.000 ha hoa màu bị ngập và 390 ha thủy sản bị chìm.

Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt. Trong đó, Quốc lộ 15 sạt lở 30 nghìn m3 đất đá, đường liên tỉnh lở 26.500 m3. Hiện tại Quốc lộ 1A nhiều đoạn vẫn đang bị chia cắt.

Hiện Ban chỉ huy PCLB và TKCN Quảng Bình đang hết sức khẩn trương chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu và triển khai phương án di dời những hộ dân nằm trong vùng bị ngập nặng, đồng thời những vùng xung yếu địa phương phải cử lực lượng và phương tiện túc trực 24/24h nhằm hạn chế mực độ thiệt hại thấp nhất.

Dưới đây là một số hình ảnh về trận lụt lớn ở Huế mà PV Dân trí ghi lại được.

Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 1

Trong Kinh Thành Huế nước ngập sâu khiến cho nhiều khách du lịch mắc kẹt lại điện Thái Hòa
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 2

Tại ngã 6  Trung tâm TP Huế một chiếc ô tô sau khi cố vượt qua nước sâu đường Hùng Vương đã bị chét máy phải nhờ xe cứu hộ vận chuyển qua vùng nước sâu
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 3

Đường Đặng Thái Thân ngập sâu đến 1m, các hộ dân nơi đây bị cô lập hoàn toàn
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 4

Người dân phải dùng thuyền làm phương tiện đi lại
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 5

Tại Đập Đá nước dâng cao, chảy xiết đã phải lập bade ngăn không cho người dân đi qua
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 6

Ngã tư đèn đỏ giao nhau giữa đường Bà Triệu, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng nước ngập sâu khiến các phương tiện giao thông qua lại khó khăn
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 7

Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 8

Nhiều hộ dân sống ven sông An Cựu trên đường Hải Triều và Đặng Văn Ngữ nước đã ngập sâu gần lút nhà
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 9

Nước sông Hương tiếp tục dâng cao xấp xỉ báo động 3.
 
 
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 10
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 11
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 12
 
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 13
 
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 14
Tại các huyện như Quảng Điền, Hương Trà, mực nước vẫn còn rất cao, chia cắt nhiều ngả đường tại trung tâm huyện.

Hà Tĩnh: Mưa lũ chia cắt nhiều vùng dân cư
 
UBND huyện Hương Khê thông tin, những đợt mưa liên tiếp đổ xuống trong nhiều ngày qua làm cho mực nước sông Ngàn Sâu chảy qua địa phận huyện Hương Khê dâng cao, gây ngập lụt cục ở các xã Phương Điền, Hương Đô, Hòa Hải. Đặc biệt tại xã Phương Mỹ, gần 640 hộ dân bị cô lập hoàn toàn; trạm y tế và các trường học cũng ngập sâu trong nước.
 
Lượng nước đầu nguồn đổ về cũng đã làm vỡ đập Cồn Vưng (đập chứa nước lớn nhất trên địa bàn Phương Mỹ), gây sạt lở 1,7km đường, xóa trắng 75 ha diện tích lúa đang trong thời ngậm sữa cùng hàng chục ha ngô, gây thiệt hại hàng ngàn gốc bưởi. Do mưa lũ nên các hoạt động giao dịch trong xã đều phải ngừng hoạt động, hơn 800 học sinh mầm non và các cấp phổ thông ở xã này phải nghỉ học.
 
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 15
Mưa lũ gây chia cắt tại xã Phương Mỹ

Trước tình hình đó chính quyền địa phương đã chủ động cắt cầu phao qua sông Ngàn Sâu, huy động hàng trăm thuyền bè chủ động chở người đi sơ tán và vận chuyển gạo muối phục vụ dân.

Một huyện miền núi khác của Hà Tĩnh là Vũ Quang cũng chịu cảnh lũ lụt cục bộ. Đến chiều 17/10, một số điểm nằm trên tuyến đường huyết mạch của huyện bị lũ chia cắt; hàng chục héc ta màu có nguy cơ mất trắng. 
 
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 16
Mưa lũ gây chia cắt tuyến đường 15A nối TP Hà Tĩnh với huyện Hương Khê
 
Nhà bà Trần Thị Loan bị sập, một phần mái ngói bị cuốn trôi xuống dòng sông Ngàn Trươi song gia đình may mắn thoát nạn. Sau khi sự việc xẩy ra, một đoàn cán bộ UBND Thị trấn Vũ Quang cùng bà con đã giúp đỡ gia đình bà Loan dỡ ngói, thu dọn nhà cửa và đi sơ tán.
 
Cận cảnh Cố đô Huế ngập trong nước lớn - 17
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho gia đình bà Loan (ảnh: Quốc Châu)
 

Thái Bá - Đại Dương - Đặng Tài - Văn Dũng - Minh Chiến