1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

"Cái bắt tay ma mãnh" qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc

Đỗ Quân

(Dân trí) - CSGT chốt trực trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang cho biết, khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng các nhà xe dùng điện thoại hoặc ký hiệu báo cho nhau khiến việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn.

Xe dù, bến cóc “đại náo” trên tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang

“Lộn xộn” trên cao tốc

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, dọc tuyến cao tốc dài 45km, quy mô 4 làn xe, xuất hiện hàng loạt “điểm đen” ô tô vận tải đi các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa… thoải mái dừng xe đón trả khách.

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 1

Hàng loạt xe khách dừng đỗ, đón trả khách trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

Nhiều điểm đen hình thành như: gầm cầu vượt Tiên Sơn, gầm cầu vượt Bồ Sơn (thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh), nút giao KCN Vân Trung và đoạn qua cầu vượt sông Như Nguyệt (thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang)…

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 2

Hầu hết, các gầm cầu vượt qua đường cao tốc đều là địa điểm đón trả khách.

Tại địa phận tỉnh Bắc Ninh, cách nút giao CT.07 khoảng 100m, một số tài xế thuộc nhà xe như: H.Lài, T.Lữ, T.Hinh, T.Mai… lợi dụng thời điểm không có mặt lực lượng chức năng, dừng xe đón trả khách và ký nhận hàng hóa ngay tại làn xe máy, gây ra tình trạng lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 3

Quán trà đá "mọc lên" giữa đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực gầm cầu vượt Tiên Sơn (Bắc Ninh) “mọc” lên hàng loạt quán trà đá, phục vụ hành khách, cánh tài xế taxi, xe ôm… thậm chí, các hàng quán này còn đặt ghế nhựa để hành khách có thể ngồi chờ xe dưới lòng đường cao tốc…

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 4

Còn tại khu vực nút giao KCN Đình Trám, KCN Vân Trung (thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang), cảnh bến dù xe cóc hoạt động tấp nập hơn do ở đây tập trung hàng vạn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Nhiều tài xế dừng phương tiện từ 10 đến 20 phút để chờ đợi hành khách, hàng hóa.

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 5

Một số tài xế xe tải cũng dừng đỗ trên cao tốc để bơm nước mui

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 6

Hình ảnh người dân trèo rào ra bắt xe khách trên cao tốc thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh.

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 7

Không khó để bắt gặp cảnh vận chuyển hàng hóa trên cao tốc

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 8

Hàng loạt xe ôm đứng bắt khách trên cao tốc đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 9
Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 10

Người dân đứng bắt xe khách trên cầu Như Nguyệt nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tăng cường tuần tra, xử lý nhưng “không xuể”

Trao đổi với phóng viên về tình trạng nêu trên, một cán bộ thuộc Phòng CSGT – Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, tình trạng tài xế điều khiển xe từ 16, 24, 29 chỗ đến xe giường nằm chất lượng cao dừng đón trả khách sai quy định diễn ra tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các chủ xe lợi dụng lúc vắng bóng lực lượng chức năng để thực hiện hành vi vi phạm.

Cái bắt tay ma mãnh qua mặt CSGT của các nhà xe trên tuyến cao tốc - 11

Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang được triển khai theo hình thức BOT và chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 2016. 

“Từ đầu năm 2020 đến nay, đơn vị đã xử lý được 338 trường hợp xe khách vi phạm, trong đó vi phạm đón trả khách sai quy định là 80 trường hợp, chở quá số người quy định là 37 trường hợp. Tổng số tiền phạt lên tới gần 900 triệu đồng.

Tuy nhiên, tình trạng này chỉ giảm chút ít. Đặc biệt, khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng thì các nhà xe liên kết, dùng điện thoại hoặc ký báo cho nhau, nên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên cấp trên lắp dải phân cách cứng tại quốc lộ 37, đoạn đi vào các khu công nghiệp Đình Trám, Vân Trung… để hạn chế tình trạng người dân bắt khách dọc đường”, cán bộ CSGT này chia sẻ thêm.

Một cán bộ thuộc Phòng CSGT – Công an tỉnh Bắc Ninh thì cho rằng, dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang có chiều dài 45km nhưng không có bất kỳ một trạm dừng nghỉ nào để phục vụ hành khách và các nhà xe chạy đường dài. Vì vậy, những bất cập liên quan đến xe khách dừng đỗ khó có thể kiểm soát triệt để.

Tuy nhiên, những lý giải trên đây khó có thể thuyết phục hoàn toàn dư luận khi tình trạng giao thông bát nháo tại đây đã xảy ra từ nhiều năm nay.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm