1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Nam Định:

“Cái bang” bủa vây phiên chợ âm phủ

(Dân trí) - Họp lúc nửa đêm nên chợ Viềng còn được gọi là phiên chợ âm phủ, diễn ra đúng một lần trong năm. Khách đi phiên chợ cầu may này không chỉ lo vượt qua “biển người” đặc kín mà còn phải đối mặt với sự bủa vây của nhiều “cái bang” tràn ngập khắp chợ.

Đến tham dự phiên chợ Viềng cầu may năm nay, nhiều du khách bị níu chân bởi những người ăn xin. Những cái bang này từ nhiều nơi đổ về phiên chợ để hành nghề, đa số họ là những người già, một số ít là những người khuyết tật.
Đến tham dự phiên chợ Viềng cầu may năm nay, nhiều du khách bị níu chân bởi những người ăn xin. Những "cái bang" này từ nhiều nơi đổ về phiên chợ để hành nghề, đa số họ là những người già, một số ít là những người khuyết tật.


Những cái bang bủa vây khắp nơi ở phiên chợ mua may bán rủi. Họ đứng ở các ngã đường, cổng chợ, trong đền, trước phủ... để hành nghề.

Những "cái bang" bủa vây khắp nơi ở phiên chợ "mua may bán rủi". Họ đứng ở các ngã đường, cổng chợ, trong đền, trước phủ... để hành nghề.


Những người ăn xin làm đủ mọi cách để gây sự chú ý của khách đi chợ. Người thì ngồi bệt xuống đường, người mặc quần áo rách với dáng vẻ khổ sở, người khác lại lê lết trên đường, có những người lại hành nghề hát rong xin tiền...

Những người ăn xin làm đủ mọi cách để gây sự chú ý của khách đi chợ. Người thì ngồi bệt xuống đường, người mặc quần áo rách với dáng vẻ khổ sở, người khác lại lê lết trên đường, có những người lại hành nghề hát rong xin tiền...


Dụng cụ hành nghề cái bang rất đơn giản, người phụ nữ này dùng chiếc bát nhựa ngồi ngay trước Phủ Dầy, thấy người đi qua lại đưa bát lên xin tiền, khuôn mặt tỏ ra khắc khổ, cầu cạnh. Mỗi khi có người cho tiền vào bát, bà lại nhanh tay thu bát về lấy những đồng tiền trong bát ra cầm vào tay còn lại, sau đó lại vung bát ra để xin tiếp.

Dụng cụ hành nghề "cái bang" rất đơn giản, người phụ nữ này dùng chiếc bát nhựa ngồi ngay trước Phủ Dầy, thấy người đi qua lại đưa bát lên xin tiền, khuôn mặt tỏ ra khắc khổ, cầu cạnh. Mỗi khi có người cho tiền vào bát, bà lại nhanh tay thu bát về lấy những đồng tiền trong bát ra cầm vào tay còn lại, sau đó lại vung bát ra để xin tiếp.


Người phụ nữ này bị cụt đôi tay, để hành được nghề chị chọn cách ngồi bệt ra giữa đường ăn xin. Dụng cụ hành nghề là một chiếc thùng sơn cũ. Nhiều du khách đi chợ Viềng, Phủ Dầy bức xúc cho rằng những người già, người khuyết tật đều có gia đình, lại được hưởng chính sách của nhà nước, nhưng cố tình ra đây kiếm sống dựa vào lòng thương hại của du khách.

Người phụ nữ này bị cụt đôi tay, để hành được nghề chị chọn cách ngồi bệt ra giữa đường ăn xin. Dụng cụ hành nghề là một chiếc thùng sơn cũ. Nhiều du khách đi chợ Viềng, Phủ Dầy bức xúc cho rằng những người già, người khuyết tật đều có gia đình, lại được hưởng chính sách của nhà nước, nhưng cố tình ra đây kiếm sống dựa vào lòng thương hại của du khách.


Nhiều người đến chợ Viềng cầu may năm nào cũng gặp cảnh ăn xin tràn lan, không khỏi phiền lòng. Anh Thắng ở Ninh Bình chia sẻ: Tôi thấy những người đi xin ở chợ họ đều chưa nghèo khổ đến mức phải ngồi bệt ra đường cầu cạnh. Có chăng là do chính quyền địa phương chưa mạnh tay dẹp bỏ nạn ăn xin.

Nhiều người đến chợ Viềng cầu may năm nào cũng gặp cảnh ăn xin tràn lan, không khỏi phiền lòng. Anh Thắng ở Ninh Bình chia sẻ: "Tôi thấy những người đi xin ở chợ họ đều chưa nghèo khổ đến mức phải ngồi bệt ra đường cầu cạnh. Có chăng là do chính quyền địa phương chưa mạnh tay dẹp bỏ nạn ăn xin".


Người đàn ông này bò lê trên đường, tay cầm một chiếc xô nhựa để xin tiền. Đi sau là một người hát rong để gây sự chú ý.

Người đàn ông này bò lê trên đường, tay cầm một chiếc xô nhựa để xin tiền. Đi sau là một người hát rong để gây sự chú ý.


Một cụ bà ngồi ngay cổng vào Phủ Dầy.

Một cụ bà ngồi ngay cổng vào Phủ Dầy.


Nhiều năm qua, vấn nạn ăn xin vẫn nhan nhản, bủa vây khắp nơi ở phiên chợ Viềng.

Nhiều năm qua, vấn nạn ăn xin vẫn nhan nhản, bủa vây khắp nơi ở phiên chợ Viềng.

Thái Bá