1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Các địa phương dốc sức đắp lũy, chạy đua với “siêu bão”

(Dân trí) - Trước những dự báo về sức mạnh “hủy diệt” của cơn bão Haiyan, hàng nghìn hộ dân ở vùng ven biển đã khẩn trương đắp kè tạm chắn sóng ở những vùng đê xung yếu, chưa có bờ kè.

Tại Nghệ An, theo báo cáo nhanh số 10/BC-BCHBP ngày 10/11 của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, hiện tại có 4.017 phương tiện với trên 20.083 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản đã đều nhận được thôn tin báo về vị trí, hướng đi của bão và đã vào tránh trú bão an toàn.Tính đến 10h sáng nay (10/11), công tác sơ tán dân tại các vùng biển xung yếu trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được hoàn thành với 14.329 hộ dân (49.979 nhân khẩu) đã được đưa đến nơi an toàn
 
.Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão “hủy diệt” Haiyan, song song với công tác di dời dân ở những vùng trọng yếu, chằng chống nhà cửa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, địa phương, các đơn vị tập trung lực lượng, túc trực 24/24 để thực hiện các phương án phòng chống khi bảo đổ bộ vào.
 
Các địa phương dốc sức đắp lũy, nín thở chờ “siêu bão”
Người dân ở phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai xây những chiếc kè tạm để chắn són, hạn chế thiệt hại từ cơn bão hủy diệt.
 
Tại vùng ven biển như Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai, do nhiều đoạn còn chưa có đê, kè chắn sóng nên từ sáng sớm nay (10/11), chính quyền địa phương cùng hàng ngàn hộ dân đã khẩn trương xây những chiếc kè tạm bằng bao cát để chắn sóng. Như tại khối Quyết Tiến, phường Quỳnh Phương (TX Hoàng Mai, Nghệ An) hiện tại hệ thống đê chắn sóng tại đây vẫn chưa được hoàn thiện, vì thế còn nhiều hộ dân vẫn đang nằm trong vùng nguy hiểm có thể bị sóng biển tấn công. Trước tình hình đó, sáng này chính quyền địa phương cùng nhân dân đã tổ chức xây dựng nhưng đoạn kè tạm bằng bao cát và cọc tre nhằm hạn chế những thiệt hại do cơn bão gây ra.
 
Toàn bộ người dân tại các khối phường ven biển đều đã nhận được lệnh thông báo di dời khẩn cấp trong trường hợp nếu sóng biển dâng cao từ 4 - 6 m. Vừa bê những bao cát đắp đê, chị Nguyễn Thị Toàn chia sẻ: “Đắp cái bờ này để sóng không dội vào nhà, đỡ hư hại tài sản. Còn người thì đã được thông báo di dời rồi, chắc trưa nay gia đình tôi cũng đi vào phía trong để tránh bão anh ạ. Nhà nằm ngay biển, cứ nghe bão vào là sợ lắm”.
 
Không chỉ tiến hành đắp đê chắn sóng, chắn bão các hộ dân ở vùng trũng của phường Quỳnh Phương cũng đã dùng những bao cát đắp thành những bờ kè trước cổng nhà ngăn nước ngập.
Tại những vùng trũng người dân cũng đắp “lũy” trước cổng nhà đề phòng nước ngập.
Tại những vùng trũng người dân cũng đắp “lũy” trước cổng nhà đề phòng nước ngập.
 
Hiện tại, hàng nghìn hộ dân ở các xã ven biển như Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Sơn Hải, Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và các phường ven biển của TX Hoàng Mai đều đã hoàn thành công tác chuẩn bị và các phương án phòng chống trường hợp bão vào. Các hộ dân cũng đã sẵn sàng di dời khi có lệnh của cơ quan chức năng.
 
Đang gồng gánh đồ đạc trên đường đi tránh bão, cụ Nguyễn Thị Luyện (ở khối Quang Trung, Phường Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai, Nghệ An) cho biết: “Thấy bão to quá, tôi ở có một mình nên di chuyển vào vùng phía trong sớm. Giờ vào xin ở nhờ nhà hàng xóm vùng trong chứ ngoài này sợ lắm chú ạ. Nước mà dâng cao như những cơn bão trước tôi sợ lắm, hai lần đó đã suýt chết rồi”.
 
Theo báo cáo mới nhất, hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An đã di dời 4587 hộ dân với 17.975 nhân khẩu ở những vùng xung yếu đến nơi an toàn. Trong trường hợp xấu nhất nếu bão độ bộ trực tiếp, sóng biển dâng cao sẽ khẩn cấp, tiếp tục di dời những hộ dân trong vùng nguy hiểm ven biển và vùng lân cận.
 
Tại những vùng trũng người dân cũng đắp “lũy” trước cổng nhà đề phòng nước ngập.
Tại những vùng biển chưa có kè, đê chắn sóng, chính quyền địa phương cùng các hộ dân đã phải tự đắp đê, làm kè để chắn sóng.
 
Nhiều nhà tự mua lưới thép, đóng cát để xây thành chờ bão.
Nhiều nhà tự mua lưới thép, đóng cát để "xây thành" chờ bão.
 
Nhiều nhà tự mua lưới thép, đóng cát để xây thành chờ bão.
Những chiếc kè tạm này tuy nhỏ bé nhưng có thể giảm được bớt những thiệt hại do cơn bão gây ra đến nhà cửa và tài sản.
 
Người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa trước giờ bão độ bộ. 
Người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa trước giờ bão độ bộ. 
Người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa trước giờ bão độ bộ. 
 
Các hộ dân ở ven biển đã di dời vào phía sâu trong đất liền để tránh bão.
 
Người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa trước giờ bão độ bộ. 
Người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa trước giờ bão độ bộ. 
 Hiện tại, công tác di dời dân tại các vùng ven biển xung yếu đã được hoàn thành. Các vùng dân cư khác cũng đã được lệnh sẵn sàng di dời nếu có những diễn biến phức tạp từ cơn bão.
 
Tại Hà Tĩnh, hàng ngàn hộ dân vẫn tỏ ra chủ quan. Tính đến sáng 10/11, toàn tỉnh còn gần 2 nghìn hộ dân với gần 10 nghìn nhân khẩu vẫn chưa chịu sơ tán về nơi trú ẩn.
Người dân đang khẩn trương gia cố lại nhà cửa
Người dân đang khẩn trương gia cố lại nhà cửa

Tính đến 20h này 09/11, toàn tỉnh mới sơ tan được hơn 13 nghìn dân với hơn 40 nhân khẩu, trong đó Nghi xuân là 715 hộ với 1140 người mới đạt 20% kế hoạch, Lộc Hà 2.333 hộ với hơn 4000 người mới đạt 28% kế hoạch, Thạch Hà là 693 hộ với 2.310 người mới đạt 57% kế hoạch, Hương Sơn mới đạt 30% kế hoạch...

Người dân chạy đua với siêu bão Haiyan
 
Người dân chạy đua với siêu bão Haiyan
Người dân chạy đua với siêu bão Haiyan

Tại huyện Lộc Hà, tính đến 09h sáng nay (10/11) thì vẫn còn gần 1000 nghìn hộ dân với hơn 3000 người chưa chịu di dời. Hiện, huyên đang gấp rút chỉ đạo bằng mọi cách phải đưa người dân về nơi trú ẩn an toàn.

Còn tại các xã ven biển Cẩm Xuyên tính đến sáng nay, Bộ độ Biên Phòng Cẩm Nhượng cùng chính quyền địa phương đang gấp rút vận động người dân sơ tán khẩn cấp.

Ông Bùi Việt Dũng trao đổi: “Đến tối qua (09/11) thì 100% hộ dân đã cam kết sẽ tiến hành sơ tán. Tuy nhiên đến sáng nay, công tác sơ tán dân còn gặp một số khó khăn, một số hộ vẫn chưa chịu đi. Chúng tôi trước sẽ vận động, nếu người dân vẫn không chấp hành thì sẽ có các biện pháp mạnh, cưỡng chế, đưa người dân sơ tán đến nơi an toàn.

Các chiến sỹ Đồn biên phòng Cẩm Nhượng khẩn trương gia cố lại bờ kè trước siêu bão
 
Các chiến sỹ Đồn biên phòng Cẩm Nhượng khẩn trương gia cố lại bờ kè trước siêu bão
Các chiến sỹ Đồn biên phòng Cẩm Nhượng khẩn trương gia cố lại bờ kè trước siêu bão

Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh đã có hỏa tốc yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã tổ chức chỉ đạo quyết liệt sơ tán dân đảm bảo số lượng theo kế hoạch đề ra và hoàn thành trước 10h sáng nay (10/11)

Hiện sáng nay, Hà Tĩnh đã có mưa và gió bắt đầu to dần.
 
Tại Quảng Trị, đến 12h trưa nay 10/11, bão số 14 đã gây mưa lớn tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Sức gió tại vùng biển Mỹ Thủy giật khoảng cấp 5, cấp 6, sóng đánh dữ dội. Nhiều cánh đồng của huyện Hải Lăng như Hải Thiện, Hải Sơn, Hải Thành, Hải Dương…đã bị ngập sâu từ 0,5 – 1m.

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, ngay từ ngày 9/11, UBND huyện, Đồn Biên phòng Mỹ Thủy đã kịp thời vận động hàng trăm người dân đi sơ tán.

Tại Đồn Biên phòng Mỹ Thủy, hàng chục hộ dân được sơ tán lên đây tránh bão từ chiều 9/11.  Chị Phan Thị Lài (56 tuổi, ở Mỹ Thủy) cho biết, ngay từ ngày hôm qua, được chính quyền và Bộ đội biên phòng vận động và giúp đỡ vận chuyển đồ đạc lên đây sơ tán. Nay do mưa quá lớn nên chưa thể về nhà.

Bà Võ Thị Tùy đang chăm sóc chồng bệnh nặng tại điểm sơ tán
Bà Võ Thị Tùy đang chăm sóc chồng bệnh nặng tại điểm sơ tán

Bà Nguyễn Thị Tùng (86 tuổi, ở Mỹ Thủy) nói: Lên đây sơ tán, bà con chúng tôi được chăm sóc rất tận tình, từ nơi ăn, chốn ở đến mọi nhu yếu phẩm, nước uống…cũng đã được đáp ứng khá đầy đủ. Hai ngày qua, bà Võ Thị Tùy (84 tuổi) cùng chồng là ông Phan Diên (86 tuổi) được vận động lên trường THCS Hải An trú ẩn.

Tuyến đường ven biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng vắng ngắt do mưa bão
Tuyến đường ven biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng vắng ngắt do mưa bão
 
Hàng chục người dân trú bão an toàn tại Đồn Biên phòng Mỹ Thủy
Hàng chục người dân trú bão an toàn tại Đồn Biên phòng Mỹ Thủy
 
Tại Thanh Hóa, sáng sớm 10/11, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện khẩn yêu cầu các địa phương sơ tán 10.023 hộ với 44.620 nhân khẩu thuộc 6 huyện thị ven biển. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang hối hả đối phó với cơn bão có khả năng độ bổ. Theo đó, những người dân phải di dời thuộc 6 huyện, thị xã ven biển cách mép nước 200m phải di dời xong trước 18h, ngày 10/11 để đảm bảo an toàn khi bão đến, trong đó ưu tiên sơ tán người già và trẻ em trước.
Ngư dân Quảng Xương đưa thuyền bè vào nơi an toàn để tránh bão.
Ngư dân Quảng Xương đưa thuyền bè vào nơi an toàn để tránh bão.

Người dân khi sơ tán phải mang theo lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm cần thiết đủ dùng trong 3 ngày.

Chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là huyện nào để xảy ra thiệt hại về người do không sơ tán thì lãnh đạo huyện đó sẽ chịu trách nhiệm.

Cũng trong sáng ngày 10/11, tỉnh Thanh Hóa thành lập thêm 5 đoàn công tác gồm các đồng chí thường vụ Tỉnh ủy xuống các huyện ven biển chỉ đạo việc sơ tán dân.

Người dân chuẩn bị sơ tán.
Người dân chuẩn bị sơ tán.
Hàng quán ven biển Sầm Sơn đã dọn dẹp hàng quán.
Hàng quán ven biển Sầm Sơn đã dọn dẹp hàng quán.

Đến thời điểm này, toàn bộ 7.501 phương tiện nghề cá/24.733 lao động đang hoạt động trên biển đã về nơi tránh trú bão an toàn.

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Thanh Hóa, toàn tỉnh có 103 hồ chứa nước không đảm bảo an toàn, hiện tại không tích nước hoặc chỉ tích nước một phần. Vì vậy, yêu cầu các huyện rà soát hộ đập, bố trí lực lượng thường trực triển khai phương án bảo vệ an toàn hồ chứa. Những hồ đập chứa nước đã đầy, nhất là hồ lớn như Yên Mỹ, Cửa Đạt chủ động xả nước, có thể mở thêm cửa khi xảy ra mưa lớn bảo đảm dung tích đón lũ.

Người dân Hậu Lộc chuẩn bị các công việc chống bão.


Người dân Hậu Lộc chuẩn bị các công việc chống bão.
Người dân Hậu Lộc chuẩn bị các công việc chống bão.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, sáng sớm ngày 10/11, tại một số địa phương của Thanh Hóa có mưa, nhưng lượng mưa nhỏ. Đến 11h ngày 10/11, mưa đã ngớt, trời hửng nắng. Hoạt động của một số địa phương ven biển vẫn diễn ra bình thường.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Giám đốc Công an Thanh Hóa đã có điện khẩn chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh tập trung cao độ triển khai các phương án phòng chống bão, chủ động chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, phương tiện, hồ sơ tài liệu của đơn vị, đảm bảo ANTT trên địa bàn, an toàn nơi giam giữ, không để can phạm, phạm nhân trốn khỏi nhà tạm giam, tạm giữ.

Ven biển Ngư Lộc, Hậu Lộc Thanh Hóa trưa ngày 10/11.
Ven biển Ngư Lộc, Hậu Lộc Thanh Hóa trưa ngày 10/11.

Đồng thời, tiến hành kiểm tra, rà soát các phương án phòng chống lụt bão, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh, xăng dầu, lương thực, thực phẩm sẵn sàng tham gia phòng chống và ứng cứu khi có bão lụt theo phương án điều động của công an tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.

Các đơn vị duy trì chế độ trực lãnh đạo, chỉ huy, trực ban, trực chiến, chủ động theo dõi diễn biến, tình hình của cơn bão và chỉ đạo của Giám đốc để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra. Phối hợp với các lực lượng quân đội, biên phòng, chính quyền địa phương và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp… tổ chức lực lượng sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân đề phòng ngập úng tại một số địa bàn trọng yếu, lở đất, lũ ống, lũ quét ở khu vực miền núi; tập trung triển khai các biện pháp công tác đảm bảo ANTT, bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm, phòng ngừa các loại tội phạm hình sự lợi dụng mưa bão để trộm cắp, phá hoại tài sản của nhà nước và nhân dân.

Ngư dân dọn hàng tránh bão.
Ngư dân dọn hàng tránh bão.

Trong đó đặc biệt chú ý đến các phương án phân luồng, phân tuyến, đảm bảo trật tự ATGT trên các tuyến giao thông trọng điểm như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 45, 47 kịp thời phát hiện, xử lý những điểm ùn tắc, sạt lở do mưa bão gây ra.…

Từ 19 giờ ngày 9/11, Công an tỉnh Thanh Hoá sẽ huy động 50% quân số thường trực và 100% quân số ứng trực, sẵn sàng tăng cường xuống các địa bàn trọng yếu tham gia công tác phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn. 

Có mặt tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), đây có thể coi là địa điểm bão có thể đổ bộ vào. Theo ghi nhận của PV Dân trí trong sáng nay, thời tiết tại đây vẫn có nắng và gió nhẹ. Tranh thủ thời tiết ổn định, người dân đang khẩn trương công tác phòng chống bão để mong giảm thiệt hại khi bão đổ bộ gây ra. 

Ngư dân dọn hàng tránh bão.
Lực lượng dân quân xung kích của xã Ngư Lộc, Hậu Lộc đang đắp đất đề phòng nước biển dâng cào tràn vào khu dân cư.

Xã Ngư Lộc đã huy động toàn bộ lực lượng dân quân tự vệ, là lực lượng xung kích đến các điểm đê xung yếu đắp đất để đề phòng nước biển dâng cao tràn qua để chắn sóng vào nhà dân. Bên cạnh đó, lực lượng cũng cùng các hộ dân tham gia chèn, chống,cột nhà cửa tránh gió bão làm tốc mái nhà. 

Nhiều hộ dân đang gấp rút thu lại nhưng mẻ cá cuối cùng trước giờ bão vào. Nhiều hộ dân khác cũng khẩn trương dọn dẹp đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, mua các nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm dùng trong những ngày bão. Các gia đình có người già và trẻ em đang được chuẩn bị tinh thần để di dân đến nơi an toàn tránh bão. 

Anh Đồng Minh Vũ, thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc cho biết: “Khi nghe thông tin bão sẽ đổ bộ vào Thanh Hóa, công tác phòng chống bão lại càng cấp thiết hơn. Gia đình tôi đã chằng, trận mái nhà để tránh gió bão giật bay mãi. Nghe nói đây là con bão lớn sẽ kéo dài nên gia đình cũng đã chuẩn bị mua lương thực thực phầm dùng được ít nhất trong vài ngày để tránh bão”. 

Chằng chống nhà cửa.
Chằng chống nhà cửa.

Ngư dân Tĩnh Gia đưa thuyền vào bờ tránh bão.
Ngư dân Tĩnh Gia đưa thuyền vào bờ tránh bão.

Toàn huyện Hậu Lộc có các xã vùng ven biển là Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc, Hòa Lộc với hàng nghìn phương tiện đánh bắt xã bờ. Công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh, trú bão đang được triển khai cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện nay, hầu hết các tầu thuyền của ngư dân huyện Hậu Lộc đều đã vào nơi trú tránh bão an toàn. Một số tàu thuyện đang neo đậu trú tránh bão bên các cửa song của các huyện bên như Nga Sơn, Hoằng Hóa… 

Theo Công điện khẩn của UBND huyện Hậu Lộc gửi các xã ven biển của huyện, đúng 13h chiều nay, công tác di dân tại vùng mép nước sẽ được triển khai. Tại xã Ngư Lộc có 3.124 hộ dân với 17.446 nhân khẩu tại các thôn như Bắc Thọ, Nam Vượng, Thắng Tây, Thắng Lộc, Thắng Phúc, Thành Lập, Chiến Thắng sẽ nằm trong diện được di rời khỏi vùng nguy hiểm. 

Hơn 700 hộ dân nằm tuyến mép nước với 3.454 sẽ được di dời theo phương án 1 đúng vào 13h chiều nay. 

Tại Ninh Bình, bắt đầu từ 7h ngày 10/11, tỉnh Ninh Bình thực hiện lệnh cấm biển. Theo đó, các tuyến đò trên sông tạm ngừng hoạt động vận tải kể từ 10h ngày 10/11 cho đến khi bão tan.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình yêu cầu huyện ven biển Kim Sơn kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú ẩn an toàn; phối hợp với lực lượng vũ trang tăng cường tuần tra kiểm soát, tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè; tổ chức di dân khu vực ngoài đê Bình Minh II và có biện pháp đảm bảo an toàn cho lồng bè nuôi trồng thủy hải sản.

Người dân sẵn sàng đón bão.
Người dân sẵn sàng đón bão.

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố, thị xã di dân đang sống ở khu vực cửa sông, vùng thấp trũng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn; tiến hành chặt tỉa cây cối, chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, trường học, bệnh viện xong trước 14h ngày 10/11.

Hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống bão lũ; thông báo cho các trường học trên địa bàn cho học sinh nghỉ học đến khi bão tan.

Ngư dân trên các chòi canh ở vùng biển Kim Sơn, Ninh Bình đã được đưa vào bờ.
Ngư dân trên các chòi canh ở vùng biển Kim Sơn, Ninh Bình đã được đưa vào bờ.

Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Ninh Bình thực hiện xả nước đón lũ ở các hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình và khu dân cư, chủ động tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập sau bão để bảo đảm sản xuất vụ Đông.

Các lực lượng Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Bình sẵn sàng 100% quân số, chuẩn bị phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có tình huống bất thường xảy ra; bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông hướng dẫn và kiểm soát giao thông tại các tuyến đường bị ngập sâu trên địa bàn thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp, khu vực ngầm tràn qua sông, suối.

Tại Nam Định, theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, toàn tỉnh có 10.700 người dân ở 3 huyện ven biển là: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng nằm trong diện phải di dời đến nơi an toàn. 

Bên cạnh đó, có 47.000 hộ dân với 208.000 người nằm trong những nhà xung yếu, không an toàn thuộc diện di dời. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nam Định cũng đã xuất 100.000 bao tải để chuyển tới 3 huyện ven biển để phòng sự cố trong bão. 

Bắt đầu từ 11h ngày 10/11, tỉnh Nam Định bắt đầu triển khai công tác di dân tại những nơi nguy hiểm. Chỉ đạo của địa phương về công tác di dân phải thực hiện xong trước 17h chiều nay. Nếu huyện nào để chết người do không di dời dân thì Bí thư, Chủ tịch và thành viên của ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm. 

Trước đó, Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định đã phát lệnh cấm biển từ 3 giờ sáng ngày 9/11; đồng thời đã phối hợp với lực lượng kiểm ngư và các huyện ven biển liên tục thông báo tình hình diễn biến của bão số 14 và gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú. 

Đến 17h30 ngày 9/11, toàn bộ 2.080 tàu thuyền của tỉnh này đã về nơi neo đậu an toàn. Tỉnh cũng đang tập trung tu sửa những vị trí hư hỏng của kè bãi tắm Quất Lâm, huyện Giao Thủy. Hiện tại kè bãi tắm Thịnh Long vẫn đang bị hư hỏng, tỉnh Nam Đinh đã kiểm tra và cho phương án xử lý. 

Nguyễn Tình - Nguyễn Duy - Thái Bá - Duy Tuyên - Thanh Thủy - Xuân Sinh – Văn Dũng - Văn Dũng