1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Thanh Hóa:

Cá chép đã sẵn sàng đưa ông Táo lên trời

(Dân trí) - Nhiều làng quê ở xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lâu nay nổi tiếng với nghề nuôi cá chép đỏ cung cấp vào ngày Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch). Những ngày này, tại các làng nghề, những chú cá chép đỏ là "bận rộn" nhất.

Những ngày cận Tết ông Công, ông Táo, làng Tân Cổ lại rộn ràng chuẩn bị cá chép để cung cấp ra thị trường. Tại xã Quảng Tân, ngoài làng Tân Cổ còn có các làng như Tân Trúc, Tân Hậu và Tân Hoa nuôi cá chép. Đây là những làng nghề nuôi cá chép đỏ truyền thống và có tiếng ở Thanh Hóa.

Người dân thu hoạch cá chép đỏ
Người dân thu hoạch cá chép đỏ

Tại địa phương này có hàng trăm hộ nuôi cá, hầu như nhà nào cũng có ao, ít thì 1 ao, nhiều đến 3 - 4 ao nuôi cá giống, đặc biệt là cá chép phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm. Phần lớn người dân ở vùng quê này sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá chép “phục vụ” ông Công, ông Táo.

Thường thì cá chép được nuôi trước thời điểm ngày 23 tháng Chạp âm lịch khoảng 5 - 6 tháng. Thức ăn chủ yếu là rong rêu, sinh vật... nên chi phí thấp, chủ yếu là công chăm sóc nên người nuôi có thu nhập ổn định. Những ngày qua, các chủ ao nuôi đã bắt đầu thu hoạch, phân loại và cho vào ao nước sạch chăm sóc, chờ thương lái đến mua. Cá chép ở các làng nghề nơi đây có màu đỏ óng, to đều, không có đốm đen nên được các thương lái ưa chuộng.

Đến sáng ngày 22 tháng Chạp, cá chép đã được thu hoạch xong
Đến sáng ngày 22 tháng Chạp, cá chép đã được thu hoạch xong
Sau khi thu hoạch, cá được phân ra nhiều loại
Sau khi thu hoạch, cá được phân ra nhiều loại

Cá chép từ đây được cung cấp ra các chợ, đưa đi nhiều địa phương trong huyện, trong tỉnh, thậm chí còn được các thương lái đưa đến các tỉnh lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình… để bán. Khi thu hoạch, cá được phân thành 3 loại to, trung bình và nhỏ.

Năm nay, sát ngày 23 tháng Chạp, do thời tiết mưa nên lượng thương lái mua cá chép cũng giảm đi nhiều. Theo tìm hiểu, giá cá chép năm nay khoảng 75 - 80.000đ/kg, tùy loại. So với năm ngoài thì giá cá năm nay giảm hơn khoảng 15 - 20%.

Cá chép đỏ ở các làng nghề Quảng Tân có màu đỏ rất bắt mắt
Cá chép đỏ ở các làng nghề Quảng Tân có màu đỏ rất bắt mắt

Bà Bùi Thị Lý (47 tuổi), ở làng Tân Cổ cho biết, nếu gặp năm giá cao, người dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng. Tuy nhiên năm nay, giá cá giảm so với năm trước rất nhiều. Nhưng cái nghề này gắn với người dân đã nhiều năm nay, không thể bỏ được. Những ngày này, người ra vào làng mua cá tạo không khí quen thuộc với bà con.


Phương tiện cho ông Công, ông Táo về trời đã sẵn sàng

"Phương tiện" cho ông Công, ông Táo về trời đã sẵn sàng

Đến sáng ngày 22 tháng Chạp (nhằm ngày 31/1), các ao cá chép đã được rút cạn nước, thu hoạch xong. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì cá thu hoạch từ dưới ao lên chưa thể chuyển đi ngay mà phải được thả vào bể ép và luôn được bơm sủi để cá có đủ oxy thở, tuyệt đối không được cho cá ăn no vì vận chuyển sẽ có nguy cơ cá chết.

Trong ngày 31/1 (22 tháng Chạp) và sáng nay 1/2 (ngày 23 tháng Chạp), người dân TP Nha Trang đổ về các chợ trên địa bàn như chợ Xóm Mới, Chợ Đầm, Chợ Vĩnh Hải… để hỏi mua cá chép và bộ đồ cúng “ông Công, ông Táo”.

Bà Hương, một người bán hàng mã ở chợ Xóm Mới, cho biết, từ sáng đến trưa bà bán được hàng chục bộ đồ cúng “ông Công, ông Táo” và dự báo số lượng hàng bán đi sẽ tăng 4 - 5 lần đến trưa ngày 23 tháng Chạp. Mỗi bộ đồ cúng “ông Công, ông Táo” dao động 5.000-7.000 đồng/bộ.

Với bộ đồ cúng tiễn “ông Công, ông Táo”, không chỉ có ở các gian hàng vàng mã mà người dân buôn bán trái cây ở bên ngoài các chợ cũng bày bán mặt hàng này. Mặc dù người bán nhiều, nhưng sức mua cũng nhiều. Mặt hàng này được bán không ngớt vì gia đình nào cũng mua.

Trong khi đó, cá chép sống cũng được người dân bày bán khá nhiều ở các chợ. Là mặt hàng thời vụ, các điểm bán cá chép thường nằm vùng rìa chợ, với tiếng rao đặc trưng: “Táo Quân đây! Táo Quân đây!”.

Một người đàn ông bán cá chép ở chợ Xóm Mới cho biết, trong buổi sáng 22 tháng Chạp đã bán được 50-60 con cá chép, với mức giá 15.000-25.000 đồng/con, tùy lớn nhỏ. Người này cho biết, nếu cá chép hết sớm sẽ liên hệ lấy thêm để cung ứng cho nhu cầu cúng tiễn “ông Công, ông Táo” của người dân.

Theo tín ngưỡng dân gian, người Việt gọi chung 3 vị “thần Đất”, “thần Nhà”, “thần Bếp núc” là Táo Quân hoặc Ông Táo. Người Việt quan niệm 3 vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Theo phong tục truyền thống, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời. Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời. Một số hình ảnh người dân Nha Trang đi mua cá chép, lễ vật tiễn Táo Quân:

Cá chép được bày bán để cúng tiễn ông Công, ông Táo ở chợ Xóm Mới, Nha Trang
Cá chép được bày bán để cúng tiễn ông Công, ông Táo ở chợ Xóm Mới, Nha Trang
Bộ đồ cúng ông Công, ông Táo có hình cá chép
Bộ đồ cúng ông Công, ông Táo có hình cá chép
Một cụ bà bán hàng mã cho biết, bộ lễ vật cúng ông Công, ông Táo bán rất chạy
Một cụ bà bán hàng mã cho biết, bộ lễ vật cúng ông Công, ông Táo bán rất chạy
Cá chép đã sẵn sàng đưa ông Táo lên trời - 9

 

Duy Tuyên - Thủy Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm