1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
  3. Thảm họa lũ quét Làng Nủ

Bổ sung nội dung nghe báo cáo tình hình Biển Đông tại Quốc hội

(Dân trí) - Chương trình kỳ họp gửi lại cho các đại biểu Quốc hội cuối giờ chiều qua, 20/5, có một nội dung được bổ sung vào nghị trình. Quốc hội được bố trí 1 giờ làm việc tại hội trường nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Đây là phiên họp kín.

Bổ sung nội dung nghe báo cáo tình hình Biển Đông tại Quốc hội
Những hình ảnh thể hiện việc Trung Quốc rầm rộ xây dựng trên đảo Gạc Ma khiến dư luận hết sức bức xúc, lo lắng.
 
Cụ thể, nội dung này được đưa sắp xếp thêm từ 16h chiều ngày 5/6/2015. Chương trình được bổ sung mới so với lịch trình được biểu quyết, thông qua tại phiên họp trù bị sáng qua.

Tại phiên họp trù bị này, góp ý về chương trình kỳ họp, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đã đề xuất cần bố trí riêng thời lượng cho việc bàn về tình hình, diễn biến trên Biển Đông thay vì chỉ lồng ghép trong nội dung thảo luận về tình hình kinh tế xã hội.

“Cử tri rất bức xúc về việc Trung Quốc rầm rộ xây đảo trên biển Đông. Vì vậy tại kỳ họp này, Quốc hội rất cần nghe Chính phủ báo cáo về tỉnh hình biển Đông và thể hiện thái độ về việc này. Đây là vấn đề cử tri rất quan tâm rất bức xúc và đại biểu Quốc hội cần phải quan tâm” – ông Sơn phân tích.

Nhận xét của ông Sơn được cho là xác đáng vì báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội kỳ họp này do UB Trung ương MTTQ Việt Nam tổng hợp cũng nêu rõ tâm tư chung của người dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).

Qua MTTQ, cử tri và nhân dân gửi yêu cầu đến Đảng, Nhà nước “thúc” các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các chủ trương, giải pháp hiệu quả để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. 

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đó đã yêu cầu sắp xếp nội dung này vào thời gian thích hợp. Quyết định sau cùng, nội dung này Quốc hội họp riêng trong khoảng một tiếng để nghe báo cáo về vấn đề này.

P.Thảo