Bão sẽ vào miền Nam nhiều hơn
(Dân trí) - Năm nay ở khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện 10-12 cơn bão, 4-5 đợt áp thấp. Trong đó, khoảng 6 cơn bão và 3-4 đợt áp thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Các cơn bão sẽ đi về phía Nam nhiều hơn phía Bắc.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (TTKTTV) Trung ương đã có trao đổi về tình hình mưa bão và chất lượng dự báo thời tiết của Việt Nam hiện nay.
Việt Nam thoát hiểm bão số 1 Bão số 1 hiện đang di chuyển ngày càng gần về phía đảo Luzong (Philippin). Các tỉnh ven biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ nước ta đã hoàn toàn thoát khỏi vùng nguy hiểm của bão. Mặc dù vậy, khu vực từ đông nam đến đông giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vẫn thuộc vùng nguy hiểm. |
Theo tính toán của chúng tôi, năm nay ở khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện 10-12 cơn bão, 4-5 đợt áp thấp. Trong đó, khoảng 6 cơn bão và 3-4 đợt áp thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Các nghiên cứu cũng cho thấy, năm nay do cường độ hoạt động của biến đổi khí hậu nên các hiện tượng biến đổi khí hậu không còn theo quy luật thông thường.
Cụ thể, các cơn bão sẽ đi về phía Nam nhiều hơn phía Bắc. Cùng đó, cũng xuất hiện dấu hiệu của các hiện tượng thời tiết cực đoan, đây là sự biến đổi của thiên nhiên không thể đoán trước. Hiện tượng này có đặc điểm là có thể biết sẽ xảy ra nhưng không thể dự đoán chính xác được thời điểm.
Trình độ của chúng ta không thể so với Singapore, Philippin
Với những cảnh báo khá rõ ràng về diễn biến bất thường của thời tiết tiết, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm nay, thì vấn đề dự báo chính xác đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên, chính ngành khí tượng thuỷ văn cũng thừa nhận: hiện chất lượng dự báo chưa đáp ứng được yêu cầu. Khâu yếu nhất hiện nay là ở nhân sự hay cơ sở hạ tầng, thưa ông?
Về trang thiết bị thì không ngại, nhà nước cũng sẵn sàng đầu tư nếu ngành khí tượng yêu cầu. Khâu thực sự thiếu và yếu hiện nay chính là vấn đề con người.
Để có một dự báo viên tốt cần nhiều thứ, đó là một nền tảng được đào tạo bài bản trong trường lớp, lòng yêu nghề và kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm làm việc. Tuy nhiên, ngành khí tượng đang đang gặp trục trặc ngay từ đầu vào trong quá trình đào tạo.
Trước kia, muốn vào khoa Khí tượng phải là học sinh xuất sắc môn Toán, Lý. Nay khoa Khí tượng thuỷ văn hặc Hải dương học chỉ là lựa chọn cuối cùng của thí sinh, với điểm đầu vào bằng hoặc nhỉnh hơn điểm sàn tí chút. Vả lại, chính sinh viên theo học cũng không còn tha thiết với nghề thì khó mà thành chuyên gia giỏi.
Vì thế, để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết là việc không dễ dàng gì: Hồng Kông mất tới 20 năm để nâng cao độ chính xác của các bản tin dự báo lên 5% (từ 75% lên 80%). Việt Nam chắc chắn cũng sẽ mất tới hàng chục năm mới làm được việc đó.
Ông Lê Thanh Hải |
Đang ở mức trung bình trong khối ASEAN. Trình độ của chúng ta không thể so với Singapore, Philippin nhưng cũng tương đương với các nước Malaysia, Thái Lan...
Vài năm trước đây, chúng tôi chỉ dùng 50-70% trạm quan trắc khí tượng do không đủ kinh phí và nhiều lý do khác. Kể từ 2009, chúng tôi sẽ tận dụng dùng khoảng 90-100% để nâng cao chất lượng dự báo hơn nữa.
Năm 2008, độ chính xác của dự báo thời tiết ở nước ta đạt mức nào?
Dự báo ngắn hạn chính xác 75%-78%, trung hạn đạt 60%-70% và dự báo mùa (mưa, bão) chỉ đạt 50-60%.
Dự báo thời tiết sẽ dễ hiểu hơn
Hiện TTKTTV Trung ương có bao nhiêu chuyên gia được đánh giá là có chuyên môn giỏi?
Mỗi lĩnh vực đều có 3-5 chuyên gia giỏi. Ví dụ trong dự báo báo, Trung tâm có 5 chuyên gia/150 cán bộ. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác dự báo KTTV được quyết định bởi 2 yếu tố: Chất lượng bản tin dự báo và Chất lượng phục vụ cộng đồng. Cải tiến chất lượng phục vụ cộng đồng là việc không quá khó và việc soạn thảo thông tư về dự báo bão, lũ và áp thấp nhiệt đới như đã đề cập chính là nhằm mục đích đó.
Nghĩa là theo thông tư mới sẽ có những thay đổi xung quanh việc dự báo bão, lũ...?
Theo dự thảo Thông tư mà chúng tôi đang xây dựng (sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và thực hiện ngay từ mùa bão lũ năm nay), nội dung các bản tin dự báo KTTV sẽ được cải tiến theo hướng dễ hiểu hơn và chi tiết hơn.
Đơn cử, để xác định tâm bão mà chỉ nói đến vĩ độ, kinh độ thì người dân bình thường rất khó hình dung. Chúng tôi sẽ bổ sung khoảng cách ước tính đến những địa danh dễ xác định và để trống một số phần để cơ quan KTTV các địa phương chi tiết hóa thêm, phù hợp với nhu cầu của những đối tượng khác nhau sử dụng các bản tin thời tiết.
Cùng đó, vấn đề cung cấp dịch vụ dự báo thời tiết cũng được nâng cấp. Theo yêu cầu, chúng tôi có thể dự báo thời tiết cho 1 địa điểm cụ thể trên toàn quốc trong vòng 3 ngày chỉ cần cung cấp một toạ độ cụ thể gửi bằng tin nhắn, thông quan cơ quan truyền thông.
Điều này có được là do cơ sở hạ tầng (hệ thống điện thoại hữu tuyến) hiện đã được nâng cấp nên rất nên khả năng thông tin liên lạc đã tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Trầm
(Thực hiện)