1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

2 cây “quái thú” rời Đắk Lắk với thủ tục chóng vánh

(Dân trí) - Theo nguồn tin của PV, hồ sơ của 3 cây “quái thú” cho thấy 2 cây trong đó thuộc sở hữu của một người dân tại tỉnh Đắk Lắk. Các đơn khai thác, vận chuyển cây đều có thời điểm là tháng 3/2018 với những thủ tục được hoàn thành rất mau chóng.

Trong hồ sơ, anh H Yô Na Buôn Yă (SN 1984, trú xã E A Hồ, huyện K rông Năng, tỉnh Đắk Lắk) viết bảng đăng ký khai thác ngày 23/3 gửi UBND xã E A Hồ 2 cây đa sộp cùng có đường kính 1,4 mét và chiều cao 12 mét. Lý do gia đình anh muốn chuyển đổi sang trồng lại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn nên làm bảng đăng ký khai thác trình xã cho phép khai thác.

Hồ sơ này còn kèm thêm đơn vận chuyển của ông Đinh Công Quân (thường trú tại Thạch Thất, Hà Nội) về việc mua 1 cây cảnh (1 cây đa sộp) của anh H Yô Na Buôn Yă để chuyển về chùa Tây Phương Cực Lạc ở Thạch Thất trồng lấy bóng mát cho chùa. Đơn này cũng được viết cùng ngày 23/3.

Bảng đăg ký khai thác của người dân H Yô Na Buôn Yă 2 cây đa sộp
Bảng đăg ký khai thác của người dân H Yô Na Buôn Yă 2 cây đa sộp

Đơn vận chuyển cây đa sộp về chùa Tây Phương Cực Lạc ở Thạch Thất, Hà Nội của ông Đinh Công Quân sau khi mua cây từ anh H Yô Na Buôn Yă

Đơn vận chuyển cây đa sộp về chùa Tây Phương Cực Lạc ở Thạch Thất, Hà Nội của ông Đinh Công Quân sau khi mua cây từ anh H Yô Na Buôn Yă

Một chủ cây khác, ông Phạm Đình Thướng (SN 1967, trú thôn 3, xã EaPil, huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk), ngày 12/3 viết bảng đăng ký khai thác 1 cây đa sộp đang trồng trên đất của gia đình.

"Trên đất sản xuất của gia đình tôi sót lại một cây đa sộp, rất cản trở cho việc canh tác. Cây đa ảnh hưởng rất lớn đến việc cày, gieo trồng. Để thuận lợi cho việc trồng cây, tôi được biết có chủ trương của nhà nước cho khai thác tận dụng cây trên nương rẫy. Nay tôi xin đăng ký khai thác số cây nói trên để về làm cây bóng mát” – đơn của ông Thướng ghi.

Đơn xin khai thác lâm sản và vận chuyển lâm sản của ông Thướng được UBND xã xác nhận ngày 12/3 và đơn xin xác minh khai thác cây đa gửi Hạt kiểm lâm huyện M’Đrăk cũng được duyệt trong cùng ngày 12/3. Đến ngày 21/3, đại diện Hạt kiểm lâm huyện M’Đrăk, UBND xã Eapil và đại diện hộ gia đình ông Thướng do ông này làm chủ hộ đã làm biên bản xác minh về việc khai thác cây gỗ còn sót lại trong vườn nhà.

Đơn xin xác minh khai thác cây đa của ông Phạm Đình Thướng
Đơn xin xác minh khai thác cây đa của ông Phạm Đình Thướng

Cụ thể, nội dung đơn thể hiện, vườn rẫy nhà ông Thướng có 1 cây đa sộp đường kính gốc 1,8 mét, dài 8 mét, khối lượng hơn 9m3. Đơn xin khai thác và vận chuyển cây đa sộp này có nội dung là tặng cho anh Lương Anh Tuấn vận chuyển về xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội làm bóng mát.


Biên bản xác minh của các cơ quan chức năng và hộ ông Thướng về việc khai thác cây đa sộp để tặng cho anh Lương Anh Tuấn ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội trồng lấy bóng mát (?)

Biên bản xác minh của các cơ quan chức năng và hộ ông Thướng về việc khai thác cây đa sộp để tặng cho anh Lương Anh Tuấn ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội trồng lấy bóng mát (?)

Như Dân trí đưa tin, trong đêm 30/3, Trạm CSGT Phú Lộc (Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) đã bắt 3 xe tải và xe tải kéo rờ-moóc của Công ty Hải Sơn vận chuyển 3 cây “quái thú” với nhiều lỗi vì phạm như chở quá tải trọng, vượt chiều dài, chiều cao. Sau đó, các cây đã được chuyển về một bãi đất trống ở đường tránh TP Huế.

Do không có người đến nhận, lực lượng kiểm lâm Thừa Thiên Huế đã lập biên bản tạm giữ 3 cây “khủng” này.

3 cây quái thú được xác định là đa sộp bị CSGT Thừa Thiên Huế bắt giữ tối 30/3
3 cây "quái thú" được xác định là đa sộp bị CSGT Thừa Thiên Huế bắt giữ tối 30/3

Đến trưa 3/4, một người đàn ông tên Chương ở Hà Nội đã mang 2 bộ hồ sơ photocopy đến làm việc với kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhận là chủ cây. Tuy nhiên hồ sơ photo được xác định là không đủ căn cứ pháp lý nên bị trả về. Trong ngày 4/4 các hồ sơ gốc đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh này chính thức tiếp nhận và đang xác minh, làm rõ.

Nguồn tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, bộ hồ sơ ngày 3/4 và 4/4 cơ bản là giống nhau. 3 cây “quái thú” đều là các cây đa sộp có nguồn gốc từ Đắk Lắk. Đơn vị đang làm rõ xem hồ sơ gốc có đủ căn cứ pháp lý hay không. Nếu cây không có hồ sơ đảm bảo thì kiểm lâm sẽ xử lý như với lâm sản trái phép là xử phạt và tịch thu.

2 cây “quái thú” rời Đắk Lắk với thủ tục chóng vánh - 6

Các cây đa sộp hình dáng khủng này đang nằm chơ vơ giữa nắng 5 ngày nay tại bãi đất trống trên đường tránh TP Huế

Các cây đa sộp hình dáng khủng này đang nằm chơ vơ giữa nắng 5 ngày nay tại bãi đất trống trên đường tránh TP Huế

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm