Hội An: Giỗ tổ ở làng gốm hơn 500 năm tuổi

(Dân trí) - Sáng 20/8, tại Khu miếu Nam Diêu (phường Thanh Hà, TP Hội An, Quảng Nam) đã diễn ra Lễ giỗ tổ nghề gốm, nằm trong khuôn khổ “Festival nghề gốm Thanh Hà năm 2018”.

Ngay từ sáng sớm 20/8, lễ rước kiệu tổ nghề gốm xuất phát từ khu miếu Lùm Bà Dàng (khối Thanh Chiếm) về khu miếu tổ nghề Nam Diêu diễn ra khá trang trọng, thu hút sự tham dự của đông đảo người dân và du khách.

Ngay từ sáng sớm, lễ rước kiệu tổ nghề gốm xuất phát từ khu miếu Lùm Bà Dàng (khối Thanh Chiếm) về khu miếu tổ nghề Nam Diêu
Ngay từ sáng sớm, lễ rước kiệu tổ nghề gốm xuất phát từ khu miếu Lùm Bà Dàng (khối Thanh Chiếm) về khu miếu tổ nghề Nam Diêu
Hội An: Giỗ tổ ở làng gốm hơn 500 năm tuổi - 2
Giỗ tổ nghề gốm năm nay được tổ chức ấn tượng, quy mô hơn khi kết hợp với “Festival làng gốm Thanh Hà 2018”
Giỗ tổ nghề gốm năm nay được tổ chức ấn tượng, quy mô hơn khi kết hợp với “Festival làng gốm Thanh Hà 2018”
Múa “Hoa của đất”
Múa “Hoa của đất”

Sau phần nghi lễ đã diễn ra các hoạt động như đua thuyền ngang sôi động, hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách.

Đại diện người dân trong làng gốm dâng lễ cúng các vị Tiền hiền
Đại diện người dân trong làng gốm dâng lễ cúng các vị Tiền hiền

Lễ giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà nhằm tri ân công đức các bậc tiền hiền đã tạo dựng làng nghề từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17; đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống lịch sử-văn hóa cũng như ý thức bảo tồn và phát triển làng nghề.

Hội An: Giỗ tổ ở làng gốm hơn 500 năm tuổi - 6
Lễ khấn bái được tổ chức trang nghiêm trước sự chứng kiến của người dân, du khách thập phương
Lễ khấn bái được tổ chức trang nghiêm trước sự chứng kiến của người dân, du khách thập phương

Theo nghệ nhân Nguyễn Lành (85 tuổi), giỗ tổ nghề gốm là thông lệ làng đã gìn giữ gần 500 năm nay. Một năm làng có 2 lễ lớn là mồng 10 tháng Giêng và mồng 10 tháng Bảy âm lịch. Trong đó, lễ mồng 10 tháng Giêng cầu cho quốc thái dân an, dân làng yên lành, làm ăn phát đạt; còn mồng 10 tháng Bảy cũng là mùa báo hiếu, vừa tạ ơn tổ đã truyền nghề, phù hộ dân làng bình an vô sự.

Giải đua thuyền được tổ chức tại bến du thuyền du lịch của làng gốm
Giải đua thuyền được tổ chức tại bến du thuyền du lịch của làng gốm
Rất đông người dân, du khách đến xem và cổ vũ các đội đua thuyền
Rất đông người dân, du khách đến xem và cổ vũ các đội đua thuyền

“Theo truyền thống của dân làng gốm mấy trăm năm nay, lễ tháng Bảy rất quan trọng, vừa tạ ơn tổ, vừa làm lễ đóng lò. Vì thông thường từ tháng Bảy trở đi nơi đây hay bị lũ lụt, dân làng phải tạm nghỉ công việc. Vì thế lễ tạ ơn luôn được mọi người quan tâm, tự nguyện góp kinh phí lo liệu. Năm nay, nhân dịp “Festival gốm Thanh Hà” tôn vinh làng nghề nên các hoạt động cũng được tổ chức quy mô nhất từ trước đến nay. Là người con làng gốm tôi rất tự hào, xúc động khi tổ nghề cha ông để lại được trân trọng, gìn giữ và phát huy như hiện nay” - ông Nguyễn Lành chia sẻ thêm.

Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà 2018

“Festival gốm Thanh Hà” lần này đã có nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra trong không gian rộng lớn như: Buổi nói chuyện và tặng sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh; chiếu ra mắt bộ phim “Thanh Hà - Dấu ấn một làng nghề”; Chương trình biểu diễn nghệ thuật và thời trang trên đường làng “Âm thanh của đất” với trang phục, phụ kiện bằng đất nung; Triễn lãm các làng nghề truyền thống Việt Nam với sự tham gia của các làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc)…, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những góc nhìn mới lạ, ấn tượng về nghệ thuật gốm Việt Nam nói chung và Thanh Hà (Hội An) nói riêng.

N.Linh