Tám bước giải quyết rắc rối
(Dân trí) - Có một phương pháp gồm 8 bước đơn giản giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hệ thống. Bằng cách hóa giải khó khăn một cách trật tự, bạn có thể gia tăng đáng kể năng lực tư duy của bản thân.
Duy trì thái độ tích cực
Trước hết, hãy tiếp cận vấn đề với thái độ tin tưởng bạn sẽ tìm được giải pháp thực tiễn, lô gich cho vấn đề. Hãy thư thái, thoải mái, tự tin và rành mạch trong tư duy.
Tiếp đó, cần thay đổi ngôn ngữ của bạn từ sắc thái bi quan sang tích cực. Thay vì dùng chữ “vấn đề”, ta nên dùng từ “tình huống”. Vấn đề là một từ mang sắc thái tiêu cực, trong khi “tình huống” có ý trung tính hơn. Nói “Chúng ta đang ở tình huống đáng quan tâm” sẽ hơn là nói “Chúng ta đang có một rắc rối”.
Định nghĩa tình huống rõ ràng
Bước thứ ba trong cách giải quyết vấn đề một cách hệ thống là xác định tình huống thật rõ ràng bằng cách viết ra. “Chính xác tình huống bạn đang gặp phải là gì?”, sau khi hỏi như vậy, bạn có thể hỏi tiếp, “Còn có gì khác nữa trong tình huống này?”. Đôi khi, việc diễn tả rắc rối bằng những từ ngữ khác nhau cũng khiến việc giải quyết trở nên đơn giản hơn.
Có người trong quá trình công tác đã giành được sự chú ý của một giám đốc cấp cao hơn, sau đó, ông được tuyển vào làm việc ở chỗ vị giám đốc đó với mức lương cao gấp 3 lần lương hiện tại. Gặp gỡ mọi người là việc rất quan trọng. Việc liên kết các mối quan hệ có trong mọi cơ hội.
Gần 50% tình huống có thể được giải quyết nhờ việc định nghĩa chính xác.
Xác định các nguyên nhân và giải pháp
Bước số 4 bạn nên hỏi “Tất cả những nguyên nhân có thể gây ra tình huống này là gì?” Việc không thể xác định rõ các nguyên nhân hoặc lý do dẫn tới sự việc thường khiến bạn phải giải quyết đi giải quyết lại tình huống đó. Gần 25% hoặc nhiều hơn thế số tình huống có thể giải quyết hiệu quả nhờ khám phá chính xác các nguyên nhân gây ra.
Bước thứ 5, bạn cần hỏi “Những giải pháp có thể cho tình huống này là gì?”. Hãy viết ra càng nhiều càng tốt những giải pháp hoặc câu trả lời trước khi tiếp tục chuyển sang bước sau đó. Số lượng các giải pháp khả thi thường sẽ quyết định chất lượng của giải pháp được lựa chọn.
Những quyết định sáng suốt là mấu chốt
Bước thứ 6 là “Đưa ra quyết định sáng suốt”. Thường thì bất cứ quyết định nào cũng tốt hơn là không quyết định gì cả.
Bước thứ 7 sẽ là “Quy định trách nhiệm rõ ràng trong việc thực thi quyết định và đặt ra một hạn chót cho việc hoàn thành và đánh giá kết quả”. Bạn hãy nhớ là, một quyết định không có giới hạn thời gian cũng chỉ là một cuộc thảo luận vô ích.
Cuối cùng, bước thứ 8 sẽ là triển khai, giám sát quyết định đã đưa ra của bạn. Hãy so sánh kết quả thực tế với những kết quả dự trù, sau đó đề xuất các giải pháp cũng như chu trình hành động mới.
Bài tập hành động
Tiếp đó, hãy tìm ra càng nhiều càng tốt những giải pháp cho vấn đề đó. Tuy nhiên, đừng làm gì cả trước khi bạn đưa ra một quyết định. Chất lượng của các ý tưởng sẽ nằm trực tiếp trong một phần số lượng giải pháp bạn có thể đề xuất.