Quảng Ninh:

Độc đáo Lễ hội Hoa cúc thu hút hàng nghìn phật tử

(Dân trí) - Lễ hội Hoa cúc tại chùa Ba Vàng - TP Uông Bí (Quảng Ninh) là lễ hội đầu tiên về một loài hoa tại Việt Nam, thu hút hàng vạn chư tăng, phật tử cùng nhân dân tham dự. Đây một trong những hoạt động chào mừng 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh.

Từ sáng sớm 18/10, chùa Ba Vàng tại TP Uông Bí - Quảng Ninh đã đón tiếp hàng nghìn phật tử tới khuôn viên chùa tham dự Lễ hội Hoa cúc.

Chương trình diễn ra với nghi thức c nước giếng thần cúng Phật trong không khí trang trọng của các nhà sư tăng ni chùa Ba Vàng, sau đó đến lễ thức cầu quốc thái dân an, cầu phưc lành đến với dân chúng. Ngoài ra, lễ hội còn có các chương trình đặc sắc như triển lãm các giống hoa cúc ở Việt Nam, trình diễn thư pháp - thư họa về chủ đề hoa cúc, tặng chữ cho các quan khách, chư tăng và phật tử, thi cắm hoa cúc, thiền trà hoa cúc…

Độc đáo Lễ hội Hoa cúc thu hút hàng nghìn phật tử
 
Độc đáo Lễ hội Hoa cúc thu hút hàng nghìn phật tử
Lễ hội đầu tiên về một loài hoa tại Việt Nam thu hút  hàng vạn chư tăng, phật tử cùng nhân dân tham dự.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng, cho biết, hoa cúc từ lâu được coi là loài hoa nói về sự thủy chung, bình dị và tình nghĩa. Hình ảnh hoa cúc gắn với bộ tứ bình, bốn loài cây quý trong thiên nhiên nói lên phẩm giá của con người, đó là tùng - cúc - trúc - mai. Đặc biệt, bốn loại cây này đã từng xuất hiện tại vùng núi thiêng Yên Tử, đây là một thánh địa của Phật giáo Việt Nam, nơi đã sinh ra dòng Thiền phái Trúc lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, với sự tiếp nối của tôn giả Pháp Loa và tôn giả Huyền Quang.

“Đáng tiếc là do thời tiết và khí hậu thay đổi nên bóng dáng của hoa cúc trên núi rừng Yên Tử không còn nữa. Nhưng dấu tích của hoa cúc ở văn hóa thời Trần thì lại rất in đậm, hoa cúc đã trở thành biểu tượng của văn hóa nhà Trần. Tại chùa Bảo Sái còn rất nhiều những văn bia, những viên gạch lát nền đúc hoa văn có hình hoa cúc”.

Ngày xưa hoa cúc được gắn liền với tết trùng dương hay còn gọi là tết trùng cửu ngày 9/9 (Âm lịch). Chùa Ba Vàng dự định tổ chức, phục hồi lễ hội hoa cúc đúng ngày này nhưng do trùng với lễ Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên Ban tổ chức lễ hội chùa Ba Vàng quyết định lùi tới ngày 14/9 âm lịch (tức ngày 18/10).

Tết trùng cửu được lấy đúng ngày có sự lặp lại của hai con số 9 (9/9), trong dân gian con số này luôn nói về thành tựu, sự cao quý, chung thủy và trường thọ. Trong hoa cúc cũng có một loài tên là cúc vạn thọ, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của những đức tính cao đẹp đó.

L
L
Lễ hội hoa cúc tôn vinh sự cao quý, chung thủy và trường thọ.

Nghệ nhân Hoàng Khánh (sinh năm 1981), một nghệ nhân cắm hoa nghệ thuật nổi tiếng đã từng tham dự con đường hoa tại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và các chương trình lễ hội hoa đặc sắc khác đã mang tới lễ hội nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc từ hoa cúc.

Anh Khánh cho biết: Tất cả hoa cúc thể hiện trong chương trình đều được chúng tôi sử dụng từ những chất liệu tự nhiên, nhẹ nhàng mà đắm thắm, xen những bông cúc trắng và vàng chất liệu được bổ sung là những cành trúc, cành mây từ núi thiêng Yên Tử. Trong chương trình tôi đã sử dụng tới 80 loại hoa cúc khác nhau, trong đó có những cành hoa cúc đưc người đang học tập và sinh sống tại Sinhgapo, Nhật, Thái Lan… gửi về.

“Lẽ ra chương trình Lễ hội hoa cúc được tổ chức vào đúng ngày trùng dương (9/9) nhưng do trùng với Quốc tang của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên chương trình phải hoãn lại. Số hoa cúc chúng tôi đã đặt mua từ khắp nơi trong cc được chuyển về Hà Nội và 50% số hoa đó, tương đương vi hơn 5.000 cành hoa được chúng tôi sử dụng để phát miễn phí cho những người có mặt trên đường Hoàng Diệu trong những ngày Quốc tang để viếng Đại ớng.” Khánh cho biết thêm.

Chương trình Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng tại TP Uông Bí, Quảng Ninh diễn ra trọn ngày 18/10, nhưng buổi chiều các phật tử vẫn kéo đến ngày một đông để tham dự chương trình. Buổi tối tại chùa Ba Vàng cũng sẽ có các chương trình văn nghệ đặc sắc phục vụ các phật tử, chư tăng và quan khách. Đây là lần đầu tiên chương trình về loài hoa cúc có từ thời Trần được phục dựng nhằm tôn vinh những nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Lễ gắn biển công trình chào mừng 50 n
Lễ gắn biển công trình chào mừng 50 năm ngày thành lập tỉnh cho công trình Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Cùng nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng 50 năm ngày thành lập tỉnh cho công trình Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông có tư thế ngồi tĩnh tại; được đặt trang trọng tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh, trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Tượng nặng trên 130 tấn, chiều cao tính từ bệ 9,9m, được đúc liền khối bằng đồng nhập khẩu. Đến thời điểm này, công trình đã hoàn thành hơn 90% khối lượng. Không chỉ thể hiện tấm lòng của nhân dân, của Phật tử với Phật Hoàng Trần Nhân Tông - một trong những vị vua anh minh đã thành lập Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, khi hoàn thành, công trình này sẽ là một phần quan trọng trong hệ thống di tích chùa tháp tại Yên Tử, góp phần tạo nên một quần thể di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Quốc Đô - Xuân Thái