TP Huế:

Bắt đầu động thổ thăm dò dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung

(Dân trí) - Gò Dương Xuân, nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng tồn tại cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn và là nơi chôn cất thi hài vua Quang Trung sau khi qua đời, sẽ được thăm dò từ ngày 7/10.

Chiều 6/10, nhóm thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung đã làm lễ động thổ tại gò Dương Xuân, bắt đầu cuộc tìm kiếm.

Gò Dương Xuân gần chùa Thuyền Lâm và chùa Vạn Phước (phường Trường An, TP Huế), là địa điểm mà nhà nghiên cứu Huế - Nguyễn Đắc Xuân cho là nơi tọa lạc cung điện Đan Dương của vua Quang Trung, sau khi băng hà thì thi hài của vua được chôn cất tại đây.

Tại lễ động thổ, đại diện nhóm thăm dò gồm PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, ông Cao Huy Hùng, giám đốc Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên- Huế và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã thực hiện những nghi thức truyền thống như thắp hương, cúng bái, dùng cuốc xới đất... tại 2 địa điểm sẽ thăm dò là chùa Thuyền Lâm và chùa Vạn Phước.

Nghi thức lễ động thổ
Nghi thức lễ động thổ

PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc thăm dò cho biết, lễ động thổ như là nhát cuốc đầu tiên cho quá trình đi tìm những dấu vết xưa. Theo theo giấy phép của Bộ VH,TT&DL sẽ cho phép đào 5 hố thám sát với diện tích 22 m2 tại gò này.

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi, mọi thông tin liên quan đến quá trình tìm kiếm phải chờ đợi. Đây là một cộng việc được thực hiện nghiêm ngặt và phải có sự phân tích, đánh giá của các chuyên gia mới có kết quả chính xác nhất. Những hiện vật thu thập được, Bảo tàng Lịch sử tỉnh sẽ bảo quản, báo cáo Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Ông Hùng cũng đề nghị phải có mái che trong quá trình đào bới để tránh thời tiết xấu, đồng thời phải thông tin cho người dân địa phương để họ biết tính chất quan trọng và ý nghĩa của việc làm này.

“Theo kế hoạch thì sáng 7/10 sẽ bắt đầu thăm dò 2 hố thám sát tại chùa Vạn Phước. Tuy nhiên nếu quá trình thăm dò thuận lợi, không chịu tác động của thời tiết thì cũng có thể tìm kiếm đồng thời nhiều hố”, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Bùi Văn Liêm thông tin.

Từ sau khi vua Gia Long (vị vua đầu tiên thời vua Nguyễn tại Huế) lên ngôi, lăng mộ Hoàng đế vua Quang Trung được xem như là một “bí ẩn" khiến giới nghiên cứu, khảo cổ… tốn không biết bao giấy mực tìm hiểu. Dấu vết của lăng mộ vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử này đến nay vẫn chưa được tìm ra, làm cho nhiều người quan tâm rất muốn biết về thông tin về những vết tích cuối cùng triều đại Tây Sơn lừng lẫy.

Nhóm thăm dò bắt đầu nghi thức động thổ tại chùa Vạn Phước
Nhóm thăm dò bắt đầu nghi thức động thổ tại chùa Vạn Phước

PGS.TS Bùi Văn Liêm rải rượu tại hố thám sát ở chùa Vạn Phước
PGS.TS Bùi Văn Liêm rải rượu tại hố thám sát ở chùa Vạn Phước
Bắt đầu nghi thức cuốc đất cho hố thám sát khảo cổ
Bắt đầu nghi thức cuốc đất cho hố thám sát khảo cổ
Bắt đầu động thổ thăm dò dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung - 5
Ông Cao Huy Hùng và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cùng xới đất
Ông Cao Huy Hùng và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cùng xới đất

Nghi thức động thổ cũng được thực hiện tại chùa Thuyền Lâm

Nghi thức động thổ cũng được thực hiện tại chùa Thuyền Lâm

Những hòn đá táng mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho là dấu vết xưa cung điện Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung
Những hòn đá táng mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho là dấu vết xưa cung điện Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung

Tấm bia cổ cũng là một dấu vết
Tấm bia cổ cũng là một dấu vết

Bắt đầu động thổ thăm dò dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung - 10
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhóm thăm dò hy vọng sẽ có kết quả tốt khi sẽ tìm ra dấu vết cung điện Đan Dương và lăng mộ Hoàng đế Quang Trung tại đây
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhóm thăm dò hy vọng sẽ có kết quả tốt khi sẽ tìm ra dấu vết cung điện Đan Dương và lăng mộ Hoàng đế Quang Trung tại đây

Văn Dinh - Đại Dương