(Dân trí) - Chùa - đền Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) có 2 bảo vật quốc gia mới được công nhận, đó là đôi sư tử đá và Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng.
BẢO VẬT QUỐC GIA TƯỢNG ĐÔI SƯ TỬ ĐÁ VÀ KHÁM THỜ GỖ SƠN SON THẾP VÀNG Ở CHÙA BÀ TẤM
Chùa - đền Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) có 2 bảo vật quốc gia mới được công nhận, đó là đôi sư tử đá và Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng.
Đôi sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII được người dân trong vùng thường gọi là Ông Sấm. 2 sư tử đội trên một bàn thờ được xây bằng xi-măng có diện tích khá lớn, tạo tác vào các thời đại sau. Trên bàn thờ ngự bộ tượng Tam Thế Phật gồm 3 pho, cao 4m, cũng tạc bằng đá khối rất tinh xảo mang phong cách thời Lê.
Tượng đôi sư tử đá chùa Bà Tấm có kích thước lớn (cao 110, rộng 140cm). Sư tử có trán lạc đà ngắn, giữa trán chạm chữ "Vương" để biểu hiện quyền năng tối thượng của linh vật tầng trên.
Mũi lớn bè, chạm nhiều đường cong. Miệng sư tử mở rộng, để lộ răng, lưỡi đỡ viên ngọc, tai kiểu thú đặt trên mang bạnh.
Chùa Bà Tấm có tên chữ “Linh Nhân Tư Phúc tự”, được Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào những năm 1110-1115 tại nơi bà sinh ra, xưa là làng Thổ Lỗi.
Nghệ nhân xưa đã thể hiện tài nghệ điêu khắc khéo léo, sử dụng nhiều họa tiết đan móc, khi thì gợn nhỏ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù lên ở vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng và chân, khiến cho người xem có ấn tượng vật đang sống và thở nhịp nhàng.
Điểm xuyết trên mang là các hoa văn dấu hỏi cùng chạy về một tâm. Chân sư tử có 5 móng gà. Theo Phật giáo, sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ. Song, với những biểu tượng của tinh tú trên thân, sư tử đá chùa Bà Tấm còn mang ý nghĩa cõng bầu trời chuyển động.
Tai kiểu thú đặt trên mang bạnh.
Còn dưới đây là những hình ảnh chi tiết về bộ Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng.
Hữu Nghị