Vai trò của bột đường đối với bệnh nhân đái tháo đường

Hiện nay vẫn tồn tại không ít người cho rằng ăn nhiều chất bột đường sẽ gây ra đái tháo đường (ĐTĐ). Thậm chí kể cả bệnh nhân ĐTĐ cũng nghĩ rằng chỉ cần hạn chế chất bột đường là có thể ổn định được bệnh.

Đây là những quan niệm rất sai lầm. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bác sỹ Phan Hướng Dương, Phó trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nội Tiết TƯ về vai trò của bột đường trong thực phẩm dành cho bệnh nhân ĐTĐ.
 
Lượng chất bột đường phù hợp dành cho bệnh nhân ĐTĐ
 
Đối với người bệnh ĐTĐ, glucid (hay chất bột đường) cùng với protid, lipid là những chất cung năng lượng cho cơ thể do vậy hạn chế quá mức chất bột đường sẽ làm cơ thể suy nhược, không đảm bảo chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới đã thống nhất rằng tỷ lệ glucid thấp nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày là 40% hoặc 130g glucid/ngày. Nếu thấp hơn ngưỡng này, cơ thể có nguy cơ bị rối loạn các quá trình chuyển hoá, không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu ăn nhiều quá glucid thì cũng không tốt cho người bệnh. Ăn quá nhiều glucid sẽ gây nên tăng đường huyết, rối loạn chuyển hoá lipid sau ăn làm tăng thêm kháng insulin, tăng quá trình tổn thương gây xơ vữa mạch là nguyên nhân của các biến chứng sau này. Chế độ ăn hạn chế glucid dành cho những bệnh nhân đái tháo đường quá cân, béo phì còn chế độ ăn giầu glucid dành cho những bệnh nhân gầy, lao động chân tay nhiều. Do vậy chúng ta có thể thấy rằng glucid là chất cần thiết đối với người ĐTĐ, nhưng vấn đề đặt ra đó là việc sử dụng glucid như thế nào để người ĐTĐ khoẻ mạnh mà vẫn có thể kiểm soát được đường huyết?
 
Kiểm soát tốt lượng bột đường trong thực phẩm giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu
 
Vai trò của bột đường đối với bệnh nhân đái tháo đường - 1
Các thực phẩm như rau xanh, chất xơ, một số loại hoa quả... làm chậm lại quá trình hấp thu đường nên giúp đường huyết tăng từ từ sau ăn
 
 

Nhân ngày Thế giới phòng chống ĐTĐ, 14/ 11, Hội Dinh Dưỡng VN tổ chức hội thảo chuyên đề "Dinh dưỡng đúng cho người ĐTĐ trong hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giảm biến chứng" tại các thành phố lớn trong cả nước. Đăng ký qua hot line: 19001519 và email chamsockhachhang@abbott.com

Đường huyết dao động 24 giờ, do vậy muốn kiểm soát tốt đường huyết chúng ta phải kiểm soát tốt đường lúc đói, đường huyết giữa các bữa ăn và đặc biệt là đường huyết sau ăn. Các nghiên cứu cho thấy tăng đường huyết sau ăn ngày càng có vai trò quan trong trong việc quản lý đường huyết, phòng chống các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Do vậy, yêu cầu đối với người bệnh đái tháo đường là cần phải kiểm soát các bữa ăn, cụ thể là lượng glucid ăn vào nhằm hạn chế tăng đường huyết và các rối loạn kèm theo sau ăn. Một trong những biện pháp dinh dưỡng quan trọng nhằm hạn chế tăng đường huyết sau ăn là tăng sử dụng thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp. Chỉ số tăng đường huyết là khả năng gây tăng đường huyết khi ăn của loại thực phẩm nào đó. Do vậy việc sử dụng các thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp như: rau xanh, chất xơ, một số loại hoa quả... trong bữa ăn làm tăng cảm giác no, kéo dài quá trình tiêu hoá, làm chậm lại quá trình hấp thu đường nên giúp đường huyết tăng từ từ sau ăn, nhờ vậy mà đường huyết ổn định, không tăng đột ngột..
 
Vì chất bột đường là nguồn dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn do đó trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ có thể sử dụng bổ sung những thực phẩm có thành phần bột đường mà sau khi ăn vào, tại ống tiêu hóa có cơ chế phóng thích đường chậm, phóng thích đường vào máu từ từ đồng thời có chỉ số đường huyết thấp nhằm giúp ổn định đường huyết và không làm tăng đường huyết sau ăn. Những thực phẩm đặc biệt cho người ĐTĐ có thể sử dụng như các bữa ăn phụ, thay cho bữa ăn chính cho người bệnh ĐTĐ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết và giảm biến chứng..
 
ThS.BS. Phan Hướng Dương (Bệnh viện Nội tiết TƯ)
 
 
Vai trò của bột đường đối với bệnh nhân đái tháo đường - 2
Sữa Glucerna
 
Glucerna SR có công thức dinh dưỡng lý tưởng cho người ĐTĐ giúp ổn định đường huyết, giảm bớt nỗi lo biến chứng. Glucerna SR cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dùng thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho bữa ăn đem đến cuộc sống hoàn toàn thoải mái và yên tâm, giúp ổn định đường huyết nhờ:
 
- Hệ thống giải phóng đường chậm (SR: Slow Release) phóng thích đường vào máu từ từ giúp ổn định đường huyết
 
- Chỉ số đường huyết thấp (GI=30) ổn định đường huyết sau ăn
 
- Bổ sung MUFA tốt cho hệ tim mạch