Ung thư phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được!

Mỗi năm, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đe dọa sức khỏe của gần 60.000 phụ nữ Việt Nam* do không được phát hiện kịp thời.

Trong khi đó, nếu chủ động thực hiện chủng ngừa và khám tầm soát thường kỳ, chị em hoàn toàn có thể bảo vệ mình trước những hậu quả nghiêm trọng của 2 loại ung thư này.
 
Nhằm giúp phụ nữ Việt Nam phòng tránh ung thư phụ nữ, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc đã phát động và thực hiện dự án cộng đồng “Nơ tím hạnh phúc”. Là một hoạt động trong khuôn khổ dự án này, ngày 21/10/2011 vừa qua, Phó giáo sư - Thạc sĩ Tay Eng Hseon (Chủ tịch Ung thư phụ khoa, Liên đoàn sản phụ khoa Châu Á – Thái Bình Dương; Giám đốc y khoa - Trung tâm Ung bướu Phụ nữ thuộc Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc) đã thực hiện tư vấn trực tuyến cho chị em phụ nữ trên toàn quốc. Buổi tư vấn còn có sự tham gia của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng nguyên Giám đốc bệnh viện Từ Dũ và hiện là bác sĩ sản-phụ khoa của bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc.
 
Ung thư phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được! - 1
Phó giáo sư - Thạc sĩ Tay Eng Hseon(Singapore)
 
Ung thư phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được! - 2
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng
 
Hơn 1.200 câu hỏi gửi về chương trình đã cho thấy mối quan tâm và nhu cầu thông tin bức thiết của phụ nữ Việt Nam về vấn đề này. Dưới đây là một số câu hỏi tiêu biểu.
 
- Thưa bác sĩ, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) là do đâu? Làm sao để phòng ngừa UTCTC tốt nhất? Em lấy chồng rồi có thể tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung được nữa không? (Võ Thị Lệ Hằng, 25 tuổi,TP Pleiku,Gia Lai)
 
- PGS. ThS Tay Eng Hseon: Nhiễm HPV (Human Papiloma Virus) là nguyên nhân chính gây nên UTCTC. Nhiễm HPV các nhóm nguy cơ cao, tồn tại lâu dài ở cổ tử cung sẽ dẫn đến những bất thường ở cổ tử cung và tiến triển thành UTCTC. Những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất là HPV 16, 18, 31, 45 gây ra hơn 80% trường hợp UTCTC.
 
Để phát hiện UTCTC, bạn nên thực hiện phết tế bào âm đạo (PAP Smear) định kỳ. Có 3 bước trước khi bệnh chuyển biến thành ung thư - giai đoạn này gọi là tiền ung thư, tỷ lệ chữa lành là 100%. UTCTC có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Tỷ lệ chữa lành ở giai đoạn 1 là 85-100%, giai đoạn 2 là 65%, giai đoạn 3 là 40-60%, giai đoạn 4 dưới 20%. Do đó, bạn càng phát hiện ung thư sớm thì tỷ lệ chữa thành công càng cao.
 
Thực hiện chủng ngừa song song với việc khám tầm soát thường qui là cách phòng ngừa UTCTC tốt nhất. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV- nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời.
 
Phụ nữ chưa QHTD sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất của vắc-xin do virus HPV chưa có cơ hội nhiễm vào họ. Nhưng như vậy không có nghĩa là phụ nữ đã có gia đình không thể chủng ngừa. Bạn cần phải làm pap smear để đảm bảo rằng bạn không đang bị nhiễm HPV tuýp 16 và 18 tại thời điểm chích ngừa. Nếu kết quả Pap bình thường, bạn hoàn toàn có thể chích ngừa.
 
Ung thư phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được! - 3
PGS Tay Eng Hseon đang tư vấn trực tuyến về bệnh ung thư ở phụ nữ
 
- Chi phí thuốc ngừa UTCTC khoảng là bao nhiêu? Có thể thực hiện ở đâu, thưa bác sĩ? (Cao Thị Hương Giang, 45 tuổi)
 
- PGS. ThS Tay Eng Hseon: Chị có thể thực hiện chích ngừa HPV tại Trung tâm Ung bướu Phụ nữ (Women Cancer Center) của bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc. Chi phí cho toàn bộ 3 liều chích khoảng 3,4 triệu đồng, đã bao gồm toàn bộ phí tư vấn, vacxin và thủ thuật. Trong trường hợp chị muốn tôi tư vấn và tầm soát, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Ung bướu phụ nữ tại Bệnh Viện Quốc tế Hạnh Phúc hoặc qua website www.womencancer.vnwww.ungthuphunu.com.
 
- Thưa bác sĩ, biểu hiện của ung thư vú là như thế nào? (Nguyễn Linh Anh, 40 tuổi, Hà Nội)
 
- PGS. ThS Tay Eng Hseon: Ung thư vú giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc ung thư vú, hãy liên hệ với bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc để được khám chi tiết. Với độ tuổi 40, tôi khuyên bạn nên thực hiện cả chụp nhũ ảnh để tầm soát hiệu quả.
 
- Xin bác sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư vú như thế nào. Người mắc bệnh có phải không được dùng sữa đậu nành và các loại thịt hay không? (Caominhthien, 34 tuổi, TP HCM).
 
- PGS. ThS Tay Eng Hseon: Trường hợp của chị, tôi có lời khuyên chung là chị nên ăn ít thịt đỏ, ăn nhiều rau củ quả và các thực phẩm chống oxy hóa. Một số lọai thực phẩm bạn nên ăn như là thịt gà, cá, rau củ quả có màu tươi như cà chua, cà rốt, rong biển... Đặc biệt, chị nên tránh những thực phẩm chứa nhiều hóoc môn nữ như Đông quy.
 
-Xin bác sĩ tư vấn một số thói quen trong sinh hoạt để có thể phòng tránh ung thư vú và UTCTC. (Thanh Lan, 22 tuổi, TPHCM)
 
- PGS. ThS Tay Eng Hseon: Tôi khuyên bạn nên tuân thủ những lời khuyên sau để phòng tránh các loại ung thư ở phụ nữ như sau: không hút thuốc, không quan hệ tình dục bừa bãi, tầm soát ung thư phụ nữ định kỳ (ung thư vú và ung thư phụ khoa), tránh các bệnh như: cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt ổn định, nên có 2 con hoặc nhiều hơn, nuôi con bằng sữa mẹ, dùng thuốc tránh thai, v.v... Chúc các chị em phụ nữ Việt Nam sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe để tránh được các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới.
 
Hãy chăm sóc những người phụ nữ thương yêu của bạn” là thông điệp ý nghĩa của dự án cộng đồng “Nơ Tím Hạnh Phúc” của Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc nhằm kêu gọi sự quan tâm của phái mạnh, những người chồng, người cha và cả toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ chống lại căn bệnh ung thư. Đồng thời, dự án còn giúp nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ được tiếp cận với các phương pháp tầm soát ung thư phụ nữ hiện đại và tham gia chủng ngừa UTCTC tại Trung tâm ung bướu phụ nữ (Women Cancer Center – WCC) theo tiêu chuẩn Singapore của Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc.
 
Hãy gọi ngay hotline 0973.710.930 để đăng ký chủng ngừa HPV và khám tầm soát ung thư phụ nữ với mức ưu đãi cao từ Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc!
 
Tìm thêm thông tin tại: www.womencancer.vn hoặc www.ungthuphunu.vn

Ung thư phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được! - 4

 
(*)Nguồn: WHO/ICO Information Center on HPV and Cervical Cancer (HPV Information Center). Human Pappilomavirus and related cancers in Vietnam. Summary Report 2010.
 
Hội thảo phổ biến kết quả Dự án "Tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung tại Việt Nam".