Thực hư chuyện cắt cụt chân do bệnh tiểu đường

Loét bàn chân một trong 2 biến chứng có chi phí y tế cao nhất của bệnh tiểu đường. Hậu quả đáng sợ nhất của loét bàn chân là hoại tử và buộc phải đoạn chi. Vậy vì sao bệnh tiểu đường lại có thể dẫn tới biến chứng này? Muốn phòng tránh phải lưu ý điều gì?

  

Thực hư chuyện cắt cụt chân do bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường bị loét chân lan rộng sau khi ngâm nước quá nóng

 
Nhập viện vì cắt móng chân không đúng cách

 

Bà Thanh (63 tuổi, Hưng Yên) nhập viện với bàn chân bị loét và nhiễm trùng nặng chỉ sau một lần trót cắt lẹm móng chân. Phát hiện bệnh tiểu đường chưa được một năm, bà không ngờ biến chứng của căn bệnh này lại ghé thăm sớm như vậy. Bà Thanh cho biết do gần đây gót chân và ngón chân có nhiều mảng chai cứng nên đã tự dùng dao lam để cắt bỏ vùng da chết này. Không ngờ chỉ sau 1 tuần không để ý tới mà vết loét đã lan rộng và ăn sâu vào bên trong, có chảy cả nước và mủ trắng, kèm theo đau tê dữ dội. Nhập viện bà mới biết đó chính là hậu quả do bệnh lý bàn chân, một biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

 

Nguy cơ mất chân tăng gấp 20-30 lần so với người bình thường

 

Bác sĩ cao cấp Phạm Thị Hồng Hoa, trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai (Hà nội) cho biết, mỗi ngày Khoa khám ngoại trú cho khoảng 80-90 bệnh nhân tiểu đường, trong đó có khoảng 10 bệnh nhân đến khám do nhiễm trùng bàn chân và bàn tay. Trên thế giới, loét chân là lí do đến khám của 5% người bệnh tiểu đường và là lí do nằm viện của 20% người bệnh. Hiện tại, bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Nội tiết TƯ đều có Phòng chăm sóc bàn chân Đái tháo đường riêng biệt.

 

Bệnh nhân tiểu đường bị loét chân lan rộng sau khi ngâm nước quá nóng

 

Lí giải điều này, bác sĩ cho biết, với đặc thù của bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu luôn cao, đây chính là “mồi ngọt” cho vi khuẩn phát triển thuận lợi, nên chỉ cần một vết thương 3mm, một vết trầy xước rất nhỏ do một va chạm vô ý cũng có thể dẫn đến loét chân. Người bệnh thường bị phối hợp cả biến chứng thần kinh, làm mất cảm giác đau nên không phát hiện và chăm sóc vết thương ngay từ đầu. Từ vết xước này sẽ dễ dàng dẫn tới nhiễm trùng lan rộng ra và gây hoại tử. Để ngăn chặn hoại tử lan sang các khu vực khác chỉ còn cách cắt bỏ vùng bị hoại tử, có người phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân, thậm chí cắt cụt đến tận đầu gối.

 

Nguy hiểm ở chỗ, những nguyên nhân dẫn tới loét chân lại tiềm ẩn ngay từ những hành động bình thường của người bệnh. Cắt lẹm móng chân, tự ý cắt các vết chai cứng ở gót chân như trường hợp bà Thanh là một ví dụ điển hình. Cá biệt có người lại sợ cắt móng chân nên để móng chân quá dài, khi đi bị vấp ngã dẫn tới lật móng chân, từ đó gây nên ổ nhiễm trùng nặng hơn.

 

Phòng tránh cách nào?

 

Loét chân dẫn tới hoại tử chỉ là một trong số rất nhiều biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Căn bệnh này còn có thể gây giảm thị lực, mù lòa, suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đột quỵ, nhiễm trùng nặng…. Thống kê nguyên nhân tử vong cũng cho thấy phần đông người bệnh tiểu đường tử vong do biến chứng, chỉ có tỉ lệ nhỏ tử vong do đường huyết tăng quá cao.

 

Vì vậy ngày nay thay vì việc chỉ chú tâm tới việc làm giảm đường huyết, các thầy thuốc khuyến cáo người bệnh hãy chủ động có phòng ngừa biến chứng từ sớm để giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế.

 

Việc kết hợp các thảo dược thiên nhiên với nhiều công năng hữu ích giúp phòng ngừa biến chứng của căn bệnh này đang được thu hút được sự quan tâm rất lớn của dư luận. PGS.TS Nguyễn Nhược Kim – Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, bệnh tiểu đường xuất hiện cách đây hàng nghìn năm và khi chưa có thuốc tây y thì những vị thuốc thiên nhiên quanh ta như trái Khổ qua rừng, Dây thìa canh, Hoài sơn, Sinh địa, Thương truật, Linh chi… giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chỉ số HbA1C chính là cứu cánh cho người bệnh. Ngày nay các thuốc tây y phát triển không ngừng nhưng các thầy thuốc vẫn không thể phủ nhận được vai trò tích cực của thảo dược tự nhiên này.

 

Bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng đều lo sợ một ngày nào đó các biến chứng như cắt cụt chi, suy thận, mù lòa… sẽ ghé thăm. Tuy nhiên nếu có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp, tuân thủ điều trị của bác sĩ và lựa chọn cho mình những phương pháp phòng ngừa phù hợp thì người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

 

TĐCARE kết hợp từ 7 thảo dược là Khổ qua rừng, Dây thìa canh, Hoài sơn, Sinh địa, Thương truật, Linh chi…, giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. 

 

Thực hư chuyện cắt cụt chân do bệnh tiểu đường


Năm 2012, sản phẩm TĐCARE đồng hành cùng chương trình Đái tháo đường - Bạn nên biết của Bộ Y tế nhằm cung cấp những kiến thức để người bệnh sống vui sống khỏe. Bệnh nhân nên theo dõi những thông tin hữu ích này trên kênh O2TV (VCTV10 truyền hình cáp) vào 21h thứ 7 hàng tuần, hoặc website http://www.tieuduong360.com/

 

Tư vấn: 0439878787