Tết và những điều cần tránh để quản lý tốt đái tháo đường

Ngày Tết truyền thống đang đến gần là lúc mọi người cùng thưởng thức các món ăn, nhìn lại một năm đã qua và hướng đến một năm mới tốt lành hơn. Người đái tháo đường (ĐTĐ) cũng không ngoại lệ, nhưng vẫn có những lưu ý cần tránh để quản lý tốt ĐTĐ trong dịp này.

Tết và những điều cần tránh để quản lý tốt đái tháo đường
Hội thảo tư vấn về vấn đề dinh dưỡng cho người ĐTĐ trong dịp Tết, tổ chức bởi Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) và Hội Dinh dưỡng Việt Nam VINUTAS.

Quản lý ĐTĐ - Chế độ ăn uống là biện pháp cơ bản nhất

Ths. Bs. Diệp Thị Thanh Bình, trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược chia sẻ: “Mục tiêu việc điều trị bệnh đái tháo đường là đưa mức đường huyết về gần bình thường, ngăn ngừa sự xuất hiện, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng, đồng thời mang lại cuộc sống lạc quan cho người bệnh. Để có thể thực hiện được những mục tiêu trên, trong quá trình chăm sóc và điều trị người ĐTĐ, bên cạnh việc sử dụng thuốc đều đặn còn phải kết hợp chặt chẽ với tập luyện thể lực và cơ bản nhất là có một chế độ ăn uống hợp lý”.

Th.S, BS Diệp Thị Thanh Bình phát biểu tại hội thảo.
Th.S, BS Diệp Thị Thanh Bình phát biểu tại hội thảo.

Đặc biệt, trong ngày Tết, người ĐTĐ dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn truyền thống ngon miệng nên việc chủ động xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp là một yếu tố rất quan trọng và cần được quan tâm.

Tết và những điều cần lưu tâm đối với người ĐTĐ

Trong những ngày đầu năm, nhiều người ĐTĐ cho rằng nên kiêng tối đa chất bột đường như bánh chưng, cơm phở, tránh xa chất béo và chỉ ưu tiên chất đạm trong thịt, cá. Thậm chí, nhiều người chỉ ưu tiên ăn trái cây để thay thế cơm và các thức ăn khác. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không đúng mà đôi khi mang lại tác dụng ngược vì góp phần làm tăng các nguy cơ biến chứng ĐTĐ (ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cho tai, mắt, thận, chi… khi làm mạch máu bị đông, dẫn đến tắt mạch máu). Vì vậy, tốt nhất không nên kiêng tối đa chất bột đường, chất béo, mà hãy lựa chọn một khẩu phần an toàn, cân bằng đúng bốn thành phần: chất bộ đường, chất đạm, chất xơ và chất béo.

Ngoài ra, trong ngày Tết, mọi người thường hay nhâm nhi những ly rượu, vài miếng bánh để gắn kết thêm tình cảm, nhưng thói quen này sẽ là dẫn đến nguy cơ mất kiểm soát đường huyết cho người ĐTĐ. Do đó, tốt nhất cần tránh hẳn việc sử dụng các loại thực phẩm này để có một sức khỏe ổn định vui Tết cùng gia đình.

Thêm vào đó, cần tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì loại thực phẩm này thường có nhiều muối để bảo quản gây ra tác động xấu đến việc quản lý ĐTĐ. Nếu bạn quá bận rộn, không thể chuẩn bị được bữa ăn, bạn có thể dùng các loại sữa chuyên biệt thay thế sẽ tiện lợi mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Buổi sáng, trước khi đi tập thể dục, có thể uống 1 ly. Hoặc người già ăn uống kém, có thể dùng như bữa ăn chính. Tuy nhiên, lưu ý là người ĐTĐ nếu có uống sữa chuyên biệt thì nên uống trước 8h tối hàng ngày. Không chỉ riêng sữa mà bất kỳ loại thức ăn nào cũng vậy.

Ngày Tết, thường đi chơi xa, như về quê chúc Tết hay từ quê nhà lên phố chơi, việc ăn uống cũng khá bất tiện, dễ mất kiểm soát nên tốt nhất là mang theo sữa chuyên biệt cho người ĐTĐ để dùng. Khi dùng, phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng về liều lượng, cách pha chế mà nhà sản xuất đã hướng dẫn. Không nên pha chế tùy ý.

Chia sẻ mối quan tâm dinh dưỡng trong Tết của người ĐTĐ, ThS. BS Diệp Thị Thanh Bình – Trưởng khoa Nội tiết, BV Đại học Y Dược chia sẻ một thực đơn như sau:

Điểm tâm         Xúp nui

9 giờ                Sữa Glucerna Triple Care 1 ly 237 ml

12 giờ              Nửa chén bánh chưng (100g)

                       Thịt kho trứng (Trứng: nếu là trứng gà nhỏ thì 1 quả. Trứng vịt là ½ quả. Thịt 100g – trọng lượng sau khi chín rồi)

                       Canh bí đỏ

                       Khổ qua xào

                      1 lát Xoài chín

18 giờ             Cơm 1 chén

                      Chả (giò) (200g)

                      Canh bí đao nấu tôm

                      Cải ngọt luộc

Tết cũng là dịp nhiều người ĐTĐ lơ là việc tập luyện thể dục. Bạn nên duy trì thói quen mỗi ngày dành 30 phút để vận động nhẹ như vươn vai, gập bụng để có chế độ tập luyện đúng nghĩa. Cường độ luyện tập cần có sự hướng dẫn của bác sỹ. Khi luyện các môn thể thao như đi bộ, nhớ mang theo vài viên kẹo đề phòng hạ đường huyết.

Không chỉ xây dựng một chế độ ăn hợp lý trong dịp Tết, người bệnh ĐTĐ vẫn cần tiếp tục duy trì biện pháp này trong dài hạn vì dinh dưỡng là vấn đề then chốt trong quản lý và kiểm soát ĐTĐ. Chỉ một vài ngày ăn uống “thả cửa” có thể sẽ phá hỏng cả quá trình ăn uống đúng mực của bạn để kiểm soát đường huyết ổn định.

Trong hai tháng đầu năm 2013, nhãn hàng Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) đã kết hợp với Hội Dinh dưỡng Việt Nam đồng tổ chức chuỗi sự kiện dành cho hơn 7000 bệnh nhân ĐTĐ và tiền ĐTĐ trên khắp các tỉnh thành với mong muốn mang đến những kiến thức về quản lý và kiểm soát đường huyết trong dịp Tết.

Sữa Glucerna Triple Care.
Sữa Glucerna Triple Care.