Lời giải cho bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống

Hiện nay, tỉ lệ người mắc đau lưng, đau dây thần kinh hông do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống ngày càng tăng.

Trước vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Thông - GĐ Trung tâm Đột quỵ, Phó chủ nhiệm bộ môn Thần kinh - Bệnh viện TƯ Quân đội 108 về phương pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh này. Trong cuộc trao đổi, PGS.TS Nguyễn Văn Thông cũng đề cập đến đề tài nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Thị Phương - Trường ĐH Y Hà Nội về tác dụng của một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, đem lại niềm hy vọng mới cho bệnh nhân.

Lời giải cho bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống - 1

Xin chào PGS! Xin ông giải thích về nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống? Đối tượng nào dễ mắc hai bệnh trên?

Đĩa đệm nằm giữa khoang gian đốt sống, giúp đệm đỡ, phân tán lực khi có áp lực trọng tải tác động lên cột sống. Nếu đĩa đệm thoái hóa hoặc thoát vị ra ngoài sẽ làm giảm chiều cao khoang gian đốt sống, giảm và mất nhiệm vụ đệm đỡ. Gai đốt sống là do quá trình thoái hóa đốt sống, chủ yếu do tuổi tác hoặc ngồi lâu sai tư thế dẫn đến mọc gai xương gây ra đau, nhức mỏi.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở thanh niên, người trung tuổi. Còn thoái hóa cột sống thường gặp ở trung niên và người cao tuổi.

Vậy mức độ phổ biến của căn bệnh này hiện nay và cách phòng tránh như thế nào, thưa PGS?

Hiện nay, nước ta chưa có thống kê đầy đủ về tỉ lệ người mắc bệnh này, tuy nhiên, xu hướng chung là ngày càng gia tăng.

Để phòng bệnh, điều quan trọng là phải thay đổi lối sống, tích cực tập luyện thể dục, không ngồi lâu một chỗ, ngồi sai tư thế, tránh mang vác nặng quá sức.

Còn các phương pháp thường được áp dụng cho việc điều trị hai bệnh này là gì?

Đối với thoái hóa cột sống: chỉ cần tập luyện và uống thuốc giảm đau, chống đau lưng…Đối với thoát vị đĩa đệm: ở giai đoạn cấp, cần nằm nghỉ tại giường cứng trong vài ngày cho đĩa đệm tự vào, có thể uống hoặc tiêm thuốc giảm đau. Nếu không tự vào được, cần đến bệnh viện khám và điều trị.

Phương pháp điều trị hiện nay là bảo tồn ngoại khoa (chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân) và phẫu thuật (chiếm 5-10%). Ngoài ra, tại Trung tâm Thần kinh mạch máu - bệnh viện 108, chúng tôi đang dùng Cốt Thoái Vương để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và cho hiệu quả tốt. Cốt Thoái Vương có thể sử dụng lâu dài vì chiết xuất từ thảo dược và không có tác dụng phụ.

Vậy xin PGS nói rõ hơn về thành phần, tác dụng của Cốt Thoái Vương?

Cốt Thoái Vương gồm các thảo dược như: Thiên niên kiện, Nhũ Hương…giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi cơn đau, chống viêm, nuôi dưỡng đến các đốt sống và đĩa đệm. Đặc biệt, là thành phần Dầu vẹm xanh với hoạt tính sinh học cao, tác dụng chống ôxy hóa, hiệu quả tốt trong phòng, chống các bệnh viêm mãn tính, thoái hóa khớp, lão hóa. Sản phẩm do Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam nghiên cứu.

Vậy đã có cơ sở nào chứng minh tác dụng của sản phẩm chưa, thưa PGS?

Gần đây, theo tôi được biết, PGS.TS Đỗ Thị Phương – Trường ĐH Y Hà Nội đã có đề tài nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thoái Vương và chứng minh Cốt Thoái Vương giúp bổ sung các yếu tố làm vững cột sống, tăng độ linh động của sụn khớp, xương, giúp phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Vâng! Xin cảm ơn PGS!

Minh Hằng