Lasik hay lasek: Thiệt hơn từ cái tâm bác sĩ

“Không phải ai cũng có thể phẫu thuật được Lasik/Lasek/PRK để điều trị Tật khúc xạ, chúng ta chỉ biết chính xác sau khi khám tiền phẫu”, BS Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Lasik của Bệnh viện Mắt Cao Thắng khuyên.

Phẫu thuật (PT) Lasik điều trị tật khúc xạ hiện nay ngày càng phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người đón nhận. Tuy nhiên, không phải ai mắc tật khúc xạ (TKX) cũng có thể Phẫu thuật Lasik mà phải trải qua quá trình khám tiền phẫu, bác sĩ (BS) sẽ tư vấn xem bệnh nhân có thể PT Lasik hay phải PT Lasek/PRK. Hãy cùng tìm hiểu khái quát các phương pháp này để có thể hiểu biết nhằm mang lại hiệu quả cho đôi mắt và túi tiền của bạn.

 

Sự ra đời của Laser excimer

 

Phẫu thuật các tật khúc xạ ở mắt bằng công nghệ Laser Excimer được ứng dụng đầu tiên trên mắt người vào những năm cuối của thập kỷ 80, đánh dấu một bước tiến trọng đại trong việc điều chỉnh thị lực. Laser Excimer dùng những chùm ánh sáng cực tím làm bốc hơi mô với độ chính xác rất cao, không gây tổn hại những mô lân cận. Mỗi xung Laser Excimer lấy đi 1/4000mm mô bằng cách phá vỡ những phân tử có vai trò gắn kết mô lại. Để cắt 1/2 sợi tóc của con người, cần 200 xung phát ra từ Laser Excimer.

 

Lasik (Laser insiture Keratomileusis)

 

Kỹ thuật này người ta dùng Microkerotome tạo 1 vạt giác mạc, dùng chùm tia Laser Excimer cắt gọt sửa lại hình dạng giác mạc theo những thông số đã định. PT Lasik có thể điều chỉnh được tất cả các loại tật khúc xạ cận thị, viễn thị và loạn thị.

 
Lasik hay lasek: Thiệt hơn từ cái tâm bác sĩ - 1
Trà Thị Kim Loan, Phẫu thuật Lasik ngày 19/7/2011. Hình chụp 01 ngày sau khi phẫu thuật.


PRK (photo refractive Keratectomy)

 

Được thực hiện từ 1987. Thay vì dùng Microkeratome tạo vạt trên giác mạc, thì người ta dùng cồn pha loãng để áp lên bề mặt giác mạc, làm cho lớp biểu mô bề mặt giác mạc lõng lẻo rồi sau đó lấy bỏ đi lớp bề mặt này. Laser sẽ tác động vào lớp mô bên dưới. Mặc dù lớp biểu mô này sẽ được tái tạo lại nhưng kỹ thuật này cũng gây ra những vấn đề khó chịu không nhỏ, ít nhất 48h đầu, bệnh nhân rất đau và kích thích khó chịu ở mắt, mờ nhòe tuần đầu tiên, cơ hội viêm nhiễm cao và một di chứng không mong muốn là corneal haz

(sẹo giác mạc), màng mờ trên bề mặt giác mạc do quá trình lành của mô giác mạc làm giảm thị lực.

 

Lasek (Laser - Assisted subepithelia Keratomileusis)

 

Giống như PRK, nhưng có phần cải tiến hơn là thay vì lớp biểu mô bề mặt bị lấy bỏ, thì nó được giữ lại và phủ trả lại bề mặt giác mạc sau khi Laser. Kỹ thuật này có phần làm giảm bớt tình trạng đau và kích thích mắt sau mổ hơn PRK nhưng nếu so sánh với Lasik thì nó vẫn gây khó chịu hơn nhiều. Thời gian hồi phục thị lực chậm và vẫn có nguy cơ

 

Lasik hay lasek: Thiệt hơn từ cái tâm bác sĩ - 2

Nguyễn Trung Hậu, phẫu thuật Lasek ngày 19/7/2011. Hình chụp 01 ngày sau khi phẫu thuật Hậu chia sẻ: “Lasek cũng có xốn mắt nhưng không quá khó chịu như suy nghĩ, hôm nay mắt nhìn tốt và không còn cảm giác khó chịu nữa”.

 

Corneal haze. Để khắc phục tình trạng này, phải dùng Corticoid ít nhất là 3 tháng, dưới sự theo dõi của BS để phòng tác dụng phụ của thuốc.
 
So sánh:
 

Nội dung

Lasik

PRK/Lasek

1. Độ khúc xạ điều chỉnh

Thấp- Cao

Thấp- Trung bình

2. Đau trong lúc phẫu thuật

Rất ít, hầu như không có

3. Đau sau phẫu thuật

Có thể không hoặc khó chịu nhẹ chỉ vài giờ đầu

Đau và kích thích nhiều 24h-48h

4. Thuốc sau mổ

1 tuần

Ít nhất 3 tháng

5.Sự phục hồi thị lực

Sau 24h

Sau 5 ngày

6.Thời gian trở lại làm việc

1 ngày

Sau 3-5 ngày

7. Tai biến trong phẫu thuật

Ít, phụ thuộc nhiều vào tay nghề BS và sự khám sàng lọc trước mổ

Ít, không có tai biến do tạo vạt gây ra (vì không tạo vạt)

8. Corneal haze

Hiếm

Khoảng 2%

9. Chi phí

 

Cao hơn 40% - 50% so với Lasik

 

Việc lựa chọn Lasik hay PRK/Lasek sẽ tùy theo vào tình trạng mắt của bệnh nhân, vì mỗi loại phẫu thuật có ưu điểm và hạn chế của nó. Chỉ nên áp dụng PRK/Lasek trong những trường hợp không đủ chỉ định làm Lasik, giác mạc mỏng hoặc cấu trúc mắt có nhiều nguy cơ dễ gây tai biến vạt.

 

Thông thường Lasik là lựa chọn hàng đầu của hầu hết phẫu thuật viên và bệnh nhân, vì tính an toàn và nhanh hồi phục, không đau sau phẫu thuật, thị lực phục hồi nhanh, có thể trở lại công việc ngay ngày hôm sau.

 

BS Nguyễn Thị Mai

GĐ BV Cao Thắng - Trưởng khoa Lasik