Đái tháo đường: Hệ lụy từ tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

Đái tháo đường (ĐTĐ), ung thư và HIV hiện được xem là ba vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại hàng đầu tại Việt Nam.

Thực trạng gia tăng số người ĐTĐ ở Việt Nam đã được Thời báo New York đưa tin ngày 04/06/2013. ĐTĐ tại Việt Nam đang trở thành một trong những mối quan ngại lớn về y tế với căn nguyên sâu xa là do tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa thiếu bền vững.

Đái tháo đường: Vấn đề cấp bách

Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc ĐTĐ khoảng 4,5 triệu người (5% dân số). Theo ước tính của liên đoàn ĐTĐ thế giới IDF, từ nay đến năm 2030, số người Việt Nam có triệu chứng rối loạn chuyển hóa glucose, một dạng tiền ĐTĐ, sẽ lên đến 8 triệu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng đáng kể số người mắc ĐTĐ này.

Lối sống kém tích cực với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, giàu năng lượng, thói quen ít vận động và thiếu khả năng kiểm soát lo âu, căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính. Sử dụng thức ăn nhanh với năng lượng cao, chất xơ ít làm quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, quá trình làm rỗng dạ dày cũng nhanh theo, năng lượng tích lũy cho cơ thể tăng nhiều. Bên cạnh đó, năng lượng còn được nạp từ các thực phẩm khác như bánh kẹo, rượu... Hoạt động thể lực ít, cung (năng lượng) nhiều hơn cầu, để lại năng lượng dư thừa và những chất dư thừa tích lũy lâu ngày sẽ trở thành bệnh lý chuyển hóa, thường gặp nhất là ĐTĐ.

Xét ở tầm vĩ mô, thời báo New York (The New York Times) ngày 04/06/2013 nhận định, căn nguyên sâu xa chính là quá trình “Công nghiệp hóa và Đô thị hóa” thiếu bền vững. Giới chuyên gia gọi đó là “Nhịp sống nhanh khó tránh ĐTĐ”. Khi còn trẻ, nhiều người lớn lên và làm việc ở nông thôn với lối sống thanh nhàn, khẩu phần ăn đa dạng và vừa phải, lại thường xuyên vận động. Khi chuyển đến thành phố, chế độ dinh dưỡng thay đổi với xu hướng bữa ăn giàu năng lượng cộng với lối sống ít vận động và chịu áp lực lớn từ công việc nên họ dễ dàng mắc ĐTĐ. Kết luận đáng buồn từ tờ nhật báo hàng đầu thế giới này cho biết hiện nay nhiều người đang chết dần vì ăn quá nhiều, ăn thiếu khoa học hơn là vì thiếu ăn.

Tuy nhiên, số lượng người Việt Nam biết và hiểu rõ về ĐTĐ vẫn còn hạn chế. Thống kê mới nhất từ Nielsen sau đây là một minh chứng:

- 4 trong 5 người có rất ít kiến thức về phương pháp phòng chống hoặc đẩy lùi ĐTĐ.

- Cứ 1 trong 3 người không biết ĐTĐ có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch.

- Hơn một nửa số người mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen ăn uống cũng như tạo thói quen vận động, tập thể dục thể thao.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nảy sinh và quản lý ĐTĐ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nảy sinh và quản lý ĐTĐ

ĐTĐ nguy hiểm tới mức nào?

Câu trả lời là ĐTĐ vô cùng nguy hiểm bởi bệnh diễn tiến âm thầm. Một khi mắc, người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng khác như: Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi; Các bệnh về mắt như giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa...; Nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận. Đáng lưu ý nhất, các bệnh nhân ĐTĐ dễ mắc bệnh tim mạch gấp 2 đến 4 lần hơn so với người không bị ĐTĐ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân của 50% các trường hợp tử vong trên bệnh nhân ĐTĐ.

Bên cạnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ cũng là vấn đề gây nhức nhối trong cộng đồng. 40 – 50% người bị tiền ĐTĐ sẽ mắc ĐTĐ túyp 2 trong vòng 10 năm nếu không được quản lý và điều trị. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại là có hơn 40% người Việt không biết gì về tiền ĐTĐ. Những người có nguy cơ cao ĐTĐ là những người trong gia đình (thuộc thế hệ cận kề như anh chị em, bố mẹ, v.v...) có người bị ĐTĐ túyp 2; Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 23; Tăng huyết áp vô căn cứ (trên 130); Phụ nữ sinh con với cân nặng của con từ 3,8kg trở lên hoặc có tiền sử đặc biệt trong sản khoa như xảy thai, thai lưu không rõ lý do; Hoạt động thể lực ít.

Nếu kiểm tra đường huyết đói từ 100mg/dL - 125mg/dL (5,6mmol/L- 6,9 mmol/L) hoặc đường huyết 2 giờ sau khi uống đường từ 140mg/dL - 199 mg/dL (7,8 đến 11,1 mmol/L) được coi là tiền ĐTĐ. Nếu có đường huyết đói trên 125mg/dL hoặc đường huyết 2 giờ sau khi uống đường từ 200mg/dL trở lên được coi là ĐTĐ.

Quản lý ĐTĐ bằng ba chỉ số đường huyết, huyết áp, cân nặng

ĐTĐ là căn bệnh mãn tính. Việc quản lý và kiểm soát ĐTĐ là vô cùng cần thiết. Hai mục tiêu chính trong quản lý ĐTĐ gồm: kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn uống, luyện tập, và dùng thuốc kê đơn của bác sĩ; kiểm soát tốt biến chứng bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt các bệnh cơ hội (cao huyết áp, đột quỵ, rối loạn mỡ máu…), phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng.

Nếu bạn là người ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ, cần thường xuyên kiểm tra ba chỉ số về đường huyết, huyết áp, cân nặng.

Tin vui cho người tiền ĐTĐ và ĐTĐ là những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho ĐTĐ là giải pháp khoa học và hiệu quả, hỗ trợ tích cực quá trình quản lý, điều trị ĐTĐ. Theo khảo sát của Nielsen, 96% các chuyên gia được phỏng vấn đồng ý rằng những sản phẩm này rất hữu ích trong trong trình quản lý ĐTĐ.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm