Các bất thường mạch máu khiến bố mẹ phát hoảng khi con mắc bệnh

Bệnh bất thường về mạch máu là một bệnh thường gặp, nhiều bậc cha mẹ chẳng may có con bị mắc thường hay lo lắng, hoảng hốt.

Chúng tôi đã tìm gặp PGS.TS. BS Phạm Hữu Nghị, Thày thuốc Ưu tú - Cố vấn chuyên môn của Hệ thống Phòng khám Venus Medi – Người đã chữa thành công hàng ngàn ca các bệnh về bất thường mạch máu để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

PGS.TS. BS Phạm Hữu Nghị.
PGS.TS. BS Phạm Hữu Nghị.

Bác sĩ Nghị cho biết, có rất nhiều bệnh lý bất thường về mạch máu. Trước đây, nhiều người cứ thấy tổn thương mạch máu gọi là u máu. Tuy nhiên chúng là những bất thường mạch máu (bao gồm các u mạch máu và các dị dạng mạch máu) và mỗi loại bệnh cần có những ứng xử khác nhau.

Các bậc cha mẹ có con bị bệnh bất thường về mạch máu không nên quá lo lắng cũng như tâm lý chủ quan mà nên có hiểu biết về những bệnh lí này. Theo Bác sĩ Phạm Hữu Nghị, các bệnh lí bất thường về mạch máu thường gặp có thể phân loại như sau :

U mạch máu trẻ em (Infantil Haemangioma)

Đây là bệnh lý hay gặp nhất trong các bất thường mạch máu và 80% là gặp ở da. U mạch máu có thể có ở tim, gan, nội tạng… nhưng hiếm gặp hơn. Bệnh u mạch máu trẻ em tiến triển rất đặc biệt, khi sinh ra trẻ chưa có u nhưng sau đó có và thường trong 6 tháng đầu phát triển nhanh, rồi bước vào giai đoạn ổn định, thoái lui.


Những khối u máu như thế này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Những khối u máu như thế này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Thông thường, từ 60 – 90% u mạch máu ở trẻ có thể tự thoái lui. “Điều này có thể hiểu, một trẻ em bị u mạch máu, không cần điều trị cũng có thể mất đi. Tuy nhiên, nó có những nguy cơ nhất định và nếu chỉ đợi thoái lui mà không theo dõi chặt, hoặc không thể dự đoán tiên lượng sự phát triển của u to đến mức nào lại có thể để lại di chứng nguy hiểm cho trẻ”, BS Phạm Hữu Nghị cho biết.

Sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu u phát triển quá to sẽ có nguy cơ phá huỷ cấu trúc của da hoặc mô có u. Nguy cơ thứ 2 có thể gây loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Thứ 3, chính sự phát triển nhanh của khối u gây chấn thương tâm lý cho gia đình, bố mẹ.

Việc u máu tiến triển quá nhanh, ngày hôm trước, hôm sau đã có thể nhận thấy sự khác biệt làm cha mẹ của trẻ thường rất sợ hãi. Như trường hợp bệnh nhi 7 tháng tuổi (Phú Thọ) được gia đình đưa đến BS Nghị trong tình trạng sốt, loét trên mặt u. Khi được 1 tuần tuổi, em bé chỉ có những đám ửng đỏ trên da, sau đó phát triển nhanh chiếm đến nửa khuôn mặt. Hiện nay, dù đã được xử lý khối u nhưng vẫn để lại di chứng về thẩm mỹ trên da. Nguyên nhân là do khối u tiến triển quá nhanh, quá to gây phá huỷ tổ chức, nên khi đến giai đoạn lui bệnh vẫn để lại những đám nhăn nhúm, xấu về mặt thẩm mỹ.


U máu phát triển quá lớn trên mặt bệnh nhi.

U máu phát triển quá lớn trên mặt bệnh nhi.

Trong khi đó, sự phát triển của khối u mạch máu thường rất khó dự đoán, vì thế bác sĩ chuyên khoa cần phải tiên lượng được trong các trường hợp này phát triển diễn biến ra sao, nên để theo dõi hay can thiệp. Nhất là những khối u gần các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, sinh dục, hậu môn thường được chỉ định can thiệp sớm để giảm tiến triển nhanh, phát triển quá to của khối u sẽ gây nguy cơ loét miệng, loét bộ phận sinh dục, hậu môn…

BS Phạm Hữu Nghị khuyên các bậc cha mẹ khi trẻ bị các u mạch máu, gia đình nên bình tĩnh, đưa con đến cơ sở chuyên khoa để khám và theo dõi một cách tích cực, chủ động, không để nguy cơ khối u phát triển quá nhanh, quá lớn. Đặc biệt u ở vị trí gần các hốc tự nhiên càng cần phải theo dõi chặt hơn, theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp để kìm hãm sự phát triển của khối u rồi chờ khối u dần thoái lui.

Giãn mạch máu ở da (Telangiectasisa)

Giãn mao mạch gặp nhiều nhất ở các vị trí có làn da mỏng, độ đàn hồi kém như vùng đầu mũi, má, hai bên thái dương, đùi…và có thể quan sát được bằng mát thường, với nhiều mạch máu nhỏ li ti, có màu đỏ, xanh tím với nhiều hình dạng khác nhau.


Hình ảnh bệnh nhân giãn tĩnh mạch mũi.

Hình ảnh bệnh nhân giãn tĩnh mạch mũi.

Các giãn tĩnh mạch lớn, hay gặp ở vùng đầu mặt cổ.

Các giãn tĩnh mạch hiển nông ở chân với các biểu hiện chân loằng ngoằng như con giun.

Dị dạng mao mạch ở da (Port wine stains)

Các dị dạng mạch máu hay gặp, gồm dị dạng mao mạch (bớt rượu vang), với biểu hiện đậm màu hơn da bình thường, dù vẫn phẳng với vùng da xung quanh.

Căn bệnh thường thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Đặc điểm nó là mảng da tuy bằng phẳng với vùng da xung quanh nhưng lại có màu, từ màu hồng đến màu đỏ, khác với màu da xung quanh, phát triển không lan rộng nhưng to lên theo kích thước cơ thể.

Khi càng nhiều tuổi màu sắc vùng da này càng đậm hơn, có thể có những chỗ giãn phì đại, thành củ ở trên mặt da do mạch máu bị giãn, nổi gồ trên mặt da. Màu sắc có thay đổi so với lúc nhỏ (có màu hồng) thì dần chuyển thành màu đỏ tím.

Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng thẩm mỹ (trừ thể đặc biệt) nên được khuyến khích điều trị sớm để đáp ứng tốt, không gây giãn mạch máu, phạm vi lan tỏa sẽ nhiều hơn.

U hạt mạch máu nhiễm trùng (Pyogenic granuloma)

Theo BS Nghị, u hạt mạch máu nhiễm trùng có thể gặp bất cứ vị trí nào trên cơ thể, với những biểu hiện lâm sàng là các tổn thương mạch máu thể củ, khích thước khác nhau, có thể nhỏ như hạt đỗ, hoặc to như đầu ngón tay.

U hạt mạch máu nhiễm trùng thường phát sinh sau nhiễm trùng, viêm nhiễm tại chỗ, vừa gây ảnh hưởng thẩm mỹ vừa khiến bệnh nhân đau và có nguy cơ chảy máu khó cầm, nhiễm trùng tại chỗ.

“Đặc thù của u mạch máu này là rất dễ bị chảy máu dù chỉ chạm nhẹ. Vì thế cuộc sống người bệnh rất bất tiện, khó khăn. Nhiều người chữa quanh bằng đủ các biện pháp đắp lá, tự thắt chỉ… nhưng u không hết mà còn có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng. Vì thế, khi bị u hạt mạch máu nhiễm trùng nên đi khám để được chỉ định điều trị tốt nhất”, BS Phạm Hữu Nghị nói.

Dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng (Venous Malformations in the oral cavity)

Theo PGS Nghị, khoang miệng và niêm mạc môi đỏ là một trong những nơi hay gặp các bất thường mạch máu lành tính (có thể chiếm 14-60% các bất thường mạch máu vùng đầu mặt cổ) với các tổn thương, kích thước, hình thái khác nhau.

Các dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng luôn gây lo lắng cho bệnh nhân và người dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng luôn xuất hiện vào lúc sinh, nhưng có thể không được nhận thấy và trở nên có triệu chứng trong thời thơ ấu hoặc tuổi thiếu niên. Tổn thương lúc đầu nhỏ, khu trú không gây hậu quả gì trong một thời gian dài nhưng nếu phát triển vào trong các cơ, các tạng và xâm chiếm nhiều cấu trúc giải phẫu dẫn đến ảnh hưởng chức năng (như ăn, nuốt, nói…) hoặc biến dạng thẩm mỹ trầm trọng. Đặc biệt, dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng có thể có biến chứng loét và hoại tử vùng trung tâm, bội nhiễm thứ phát sau khi có hoại tử và chảy máu …

Hải Đăng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm