Bạn đã hiểu rõ về mụn?

Tư vấn: BS Ngọc Ánh, giảng viên trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch - chuyên khoa da liễu.

Mỗi khi nhắc đến bị “cô bạn khó ưa” - mụn ắt hẳn khiến bạn ít nhiều lo lắng. Nhưng nhiều bạn bị mụn lại chưa thật sự “biết tuốt” về cô bạn này để khiến mụn không xuất hiện hoặc mau chóng biến mất mà không để lại “hậu quả”. Vậy tại sao chúng ta không thử tìm hiểu về “cô bạn” này để không phải kết thân với cô ấy nhỉ?
 
Trong tuần vừa qua, các bạn trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã có dịp được bác sĩ Ngọc Ánh tư vấn cách tránh xa và trị “cô bạn khó ưa” này. Hãy cùng Acnes tìm hiểu nhé.

Bạn đã hiểu rõ về mụn? - 1

Vì sao mụn lại xuất hiện?
 
Mụn trứng cá là tình trạng rối loạn chức năng tuyến bã nhờn do nhiều nguyên nhân. Bã nhờn kết hợp với tế bào da chết làm bít lỗ chân lông, kết hợp với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da, từ đó hình thành nhân mụn.
 
Cấu trúc da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì là lớp ngoài cùng của da, có chứa tuyến bã nhờn - nơi bài tiết chất nhờn, giúp bảo vệ da. Tuy nhiên khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, lượng nhờn dư trên da và tế bào chết làm bít lỗ chân lông, kết hợp với các vi khuẩn thường trực trên bề mặt da, từ đó hình thành nhân mụn.
 
Có bao nhiêu loại mụn khác nhau?
 
Mụn được hình thành theo hai giai đoạn: thành lập cồi mụn và viêm nhiễm cồi mụn (tạo thành mụn đỏ, cứng dưới da hay mưng mủ) với 4 loại mụn thường gặp là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn nang (mụn bọc).
 
- Mụn đầu trắng (mụn trứng cá đóng): Chất bã tập trung ở dưới nang lông làm lỗ chân lông bị bít hoàn toàn. Các chất nhờn và xác tế bào bên dưới da lấp đầy lỗ chân lông và tạo nên một nốt có màu trắng.
 
- Mụn đầu đen (mụn trứng cá mở): Khi mụn đầu trắng bị hở ra, lỗ chân lông bị bít một phần, một ít chất bã nhờn bên trong nang lông trồi lên ở trên bề mặt da và bị oxy hóa với không khí bên ngoài sẽ chuyển thành màu đen nên được gọi là mụn đầu đen.
 
- Mụn mủ: Nếu mụn đầu đen không được điều trị đúng cách sẽ bị nhiễm trùng, hình thành các loại mụn nặng hơn. Mụn to lên chứa mủ bên trong, sưng đỏ tại lỗ chân lông do bị bít và nhiễm trùng bởi vi khuẩn Propionibacterium acne gọi là mụn mủ. Có thể để lại sẹo.
 
- Nang: Là hiện tượng mụn chứa đầy mủ và bị viêm nặng, to lên tạo thành nang, bọc gọi là mụn nang, mụn bọc. Các thành phần bên trong lỗ chân lông bị bít có thể thấm xuống lớp bì. Viêm và nhiễm trùng nặng gây nên đáp ứng miễn dịch nghiêm trọng: các bạch cầu sẽ đến tràn ngập và làm cho vùng này bị sưng phồng và đau. Đây chính là sự hình thành của nang mụn và sẽ để lại sẹo lồi, sẹo lõm.

Bạn đã hiểu rõ về mụn? - 2

Da nhờn thường dễ nổi mụn, còn da khô có bị mụn không?
 
Những bạn có làn da dầu, da hỗn hợp (dầu nhiều ở vùng chữ T) thường dễ bị mụn. Tuy nhiên các bạn có làn da khô cũng đừng chủ quan nhé. Vì thật ra, bạn chỉ nhìn thấy lớp da khô ở trên bề mặt mà thôi, còn lớp dưới thì tuyến bã nhờn vẫn hoạt động, khi tuyến bã nhờn rối loạn có thể bài tiết ra nhiều chất bã gây ứ động lỗ chân lông. Ngoài ra, da khô cũng có thể bị mụn do rối loạn nội tiết khi sử dụng mỹ phẩm không đúng cách hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa các chất độc hại như thủy ngân, corticoid làm tổn thương lớp màng bảo vệ da. Đối với những trường hợp này việc điều trị rất khó khăn.
 
Bạn đã hiểu rõ về mụn? - 3
Bạn đã hiểu rõ về mụn? - 4
 
Cách phòng ngừa và trị mụn?
 
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo thành mụn, có thể chia làm 2 nhóm biện pháp ngừa mụn chính là giảm tiết bã nhờn và hạn chế vi khuẩn Propionibacterium acne.
 
- Giảm tiết bã nhờn
 
   + Tránh những yếu tố làm tăng lượng hoocmôn Androgens làm tăng tiết bã nhờn: căng thẳng, áp lực, môi trường nóng ẩm, ô nhiễm; sử dụng thuốc hay mỹ phẩm không đúng cách; thói quen trong sinh hoạt làm mụn nặng hơn như mặc đồ chật, kẹp tóc chặt, sờ, nặn mụn; hạn chế chất béo, tăng cường chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, uống khoảng 2 lít nước/ngày...
 
   + Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ thấm hút chất nhờn dư trên da.
 
- Giữ da sạch nhờn, ngăn ngừa khuẩn mụn Propionibacterium acne
 
Trên da luôn có vi khuẩn Propionibacterium acne thường trực mà mắt thường không nhìn thấy. Chúng ta phải giữ da sạch nhờn, ngăn ngừa khuẩn mụn phát triển bằng các loại kem rửa mặt có thành phần ngăn ngừa khuẩn mụn, hạn chế chất nhờn. Sau khi hết mụn vẫn nên sử dụng các kem rửa mặt ngăn ngừa mụn trở lại.
 
- Trị mụn:
 
Sử dụng kem trị mụn có thành phần giảm nhờn và kháng khuẩn, trị mụn như: Benzoyl Peroxide, Salicylic acid, Isopropyl Methylphenol, Sulfur, Stearyl Glycyrrhetinate …giúp giảm bã nhờn, mềm lớp sừng,giảm viêm, ngăn ngừa mụn.
 
** Bạn nên nhớ phải kiên nhẫn điều trị mụn trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 4-8 tuần) và đến khám, tư vấn ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu, đặc biệt đối với tình trạng mụn nặng.
 
Mách nhỏ:
 
CÙNG ACNES CHĂM SÓC DA VÀ TRỊ MỤN NHÉ!
 
Bước 1: Ra mt sch
 
Dùng dung dịch tạo bọt Acnes Foaming Wash/ kem rửa mặt Acnes Creamy Wash
 
Bước 2: Kim soát cht nhn
 
Dùng sữa dưỡng thấm nhờn ngừa mụn Acnes Powder Lotion, kem kiểm soát chất nhờn Acnes Oil Solution
 
Bước 3: Trsch mn
 
Dùng gel trị mụn Acnes Sealing Jell giúp diệt khuẩn mụn, kháng viêm với Sulfur và Stearyl Glycyrrhetinate
 
Bước 4: Trso và vết thâm do mn
 
Thoa gel trị vết thâm và liền sẹo Acnes Scar Care
 
Có thể sử dụng Acnes Washing Bar để ngăn ngừa và trị mụn cho mặt và toàn thân, nhất là vùng lưng, ngực, cổ.
 

Bạn đã hiểu rõ về mụn? - 5

Acnes là bộ chăm sóc da và trmn có doanh sđng đu Nht Bn
 
Nguồn: Báo cáo SRI, Intage.Inc. (2006-2009)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm