4 sai lầm mẹ thường mắc phải khi con bị hăm tã

Phòng ngừa và chữa trị hiệu quả để con không bị chứng hăm tã quấy rối là điều mà bất kỳ một người mẹ nào cũng đều mong muốn, nhưng mẹ cũng khó có thể tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm trong khi chăm sóc con bị hăm tã.

Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc con bị hăm tã mà mẹ cần phải lưu ý.

4 sai lầm mẹ thường mắc phải khi con bị hăm tã


Sai lầm của mẹ trong cách chăm sóc con khi bị hăm tã có thể khiến tình trạng hăm tã trở nên tồi tệ hơn

Những sai lầm thường gặp

-          Bôi phấn rôm: Bố mẹ thường nghĩ rằng bôi phấn rôm là để phòng ngừa rôm sảy cũng như hăm tã cho các bé. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, phấn rôm có hiệu quả không cao trong phòng ngừa hăm tã vì không tạo được lớp màng bảo vệ, đồng thời còn có thể mang đến một số bất lợi. Khi gặp mồ hôi và nước tiểu, phấn rôm thường vón cục, gây bít lỗ chân lông, khiến da bé bí bách. Bên cạnh đó chất tạo hương trong phấn rôm có thể gây dị ứng cho bé hoặc những hạt phấn rôm nhỏ có thể gây nguy hiểm cho phổi bé khi hít phải.

-          Chữa hăm tã từ các liệu pháp dân gian: Tắm cho bé bằng nước từ các loại lá: khổ qua, nha đam, trà xanh,… cũng là một cách làm sạch da tích cực, tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học đủ mạnh để khẳng định các bài thuốc dân gian này có khả năng chữa trị hăm tã. Các liệu pháp trị hăm tã bằng lá vốn dĩ lành tính và thân thiện nhưng không phải ai cũng tự trồng được để dùng cho bé. Hiện nay tình trạng sản xuất công nghiệp ồ ạt khiến cho các loại thảo dược thiên nhiên bán trên thị trường không còn an toàn. Tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có trong các loại lá, thảo dược rất phổ biến gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bé yêu.

-          Sử dụng những sản phẩm chống hăm có chứa chất tạo mùi, chất tạo màu, chất bảo quản: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy chất tạo màu, tạo mùi có thể là nguy cơ gây kích ứng đối với làn da của bé.

-          Thấy hăm rồi mới chữa trị: Quá trình hăm tã diễn ra qua 5 cấp độ (Atherton, 2004). Thông thường khi phát hiện ra bệnh, thì bé đã ở cấp độ 3, da bé đã bị đau rát và rất khó chịu. Chính vì vậy mẹ cần chủ động phòng chống hăm tã ngay cả khi bé chưa bị hăm tã để giữ cho con một làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng.

Phòng ngừa và chữa trị hăm tã đúng cách cho bé yêu

Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do ở những năm đầu đời làn da của bé mỏng manh hơn nhiều so với người lớn nên khó có thể tự chống chọi với những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, làm cho bé bị hăm tã. Ðiều này xảy ra là bởi làn da bé không hề được bảo vệ bởi một lớp màng bảo vệ nào trước sự tấn công của các enzyme và nước tiểu.

Cách phòng ngừa đúng và đơn giản nhất là sử dụng thuốc chống hăm để tạo một lớp màng bảo vệ cho da bé, giúp da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, từ đó dễ dàng tránh xa bệnh hăm tã. 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm chống hăm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sản phẩm chống hăm dạng mỡ (thuốc mỡ) là chế phẩm phù hợp nhất để phòng và chống hăm tã.

Để con không bị chứng hăm tã
quấy rối là điều mà bất kỳ một người mẹ nào cũng đều mong muốn



Để con không bị chứng hăm tã quấy rối là điều mà bất kỳ một người mẹ nào cũng đều mong muốn

Đặc biệt, mẹ nên chọn loại thuốc mỡ có chứa bộ đôi tác động kép Lanolin và Dexpanthenol. Lanolin chiết xuất từ bã nhờn của cừu, có cấu trúc gần như tương đồng với chất béo trên cơ thể người, tạo thành lớp màng bảo vệ vững chắc không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân mà không ngăn cản quá trình “thở” tự nhiên của da bé. Ngoài ra, Lanolin cũng có khả năng dưỡng ẩm, giúp da bé được mịn màng và khỏe mạnh. Trong khi đó, Dexpanthenol (tiền chất vitamin B5) lại có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, giúp nhẹ nhàng chữa lành các vết hăm còn lưu lại trên da bé.

Những chất này hoàn toàn “lành tính”, đã được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chứng minh là an toàn ngay cả khi bé nuốt phải. Ngoài ra, loại thuốc mỡ này cũng không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản nên mẹ có thể yên tâm sử dụng mỗi ngày mà không sợ kích ứng.

Chỉ với động tác đơn giản, bôi thuốc mỡ trước khi quấn tã, là mẹ đã mang lại cho bé yêu của mình sự bảo vệ tốt nhất rồi đấy!

Để lưu giữ kỷ niệm ngọt ngào, đáng yêu của bé và nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn, Mẹ hãy tham gia cuộc thi ảnh “100 câu chuyện mẹ và bé” diễn ra vào ngày 15/05 tại website.

Mẹ muốn biết “tất tần tật” thông tin về hăm tã hay Mẹ vẫn đang tìm bí quyết bảo vệ chăm sóc da hiệu quả, Mẹ có thể tham khảo câu chuyện thú vị của “Tiến sĩ mông” và các video bổ ích khác tại đây hoặc tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé qua Fanpage: https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe?fref=ts.

Normal