3 thói quen tưởng như vô hại

Nhiều thói quen ít được chú ý bởi cảm giác vô thưởng vô phạt, chỉ đến khi các nhà nghiên cứu lên tiếng, nhiều người mới ngỡ ngàng, hoá ra nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lâu dài đối với sức khoẻ.

Dưới đây là 3 thói quen xấu của người Việt được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhắc nhiều trong thời gian gần đây:

 

1. Bỏ bữa sáng

 

Theo phản ánh của lãnh đạo nhiều trường trung học phổ thông tại TPHCM, trong năm học 2012 - 2013 này, số lượng học sinh (HS) bị đau dạ dày, chóng mặt, ngất xỉu… tăng nhiều so với những năm học trước. Có trường, ngày nào cũng 3 - 5 học sinh xin về giữa buổi học vì bị bệnh. Có trường, tỉ lệ học sinh đau dạ dày tăng rõ rệt. Nguyên nhân được lãnh đạo nhà trường và cán bộ y tế chỉ ra là do học sinh không ăn sáng và tỉ lệ này chiếm khoảng 20-30%. Còn theo khảo sát của TT Dinh dưỡng TPHCM, tỉ lệ người đi làm bỏ ăn sáng là khoảng 20%.

 

Có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra như thiếu thời gian, tiết kiệm tiền, thói quen, biếng ăn… nhưng cũng có ý kiến cho rằng do họ ỷ lại sức trẻ và ý thức kém, không hiểu rằng bỏ bữa ăn sáng, cơ thể sẽ hết năng lượng, không đủ chất cho não hoạt động, nhất là đường glucose...; cân nặng cơ thể bất thường (tăng cân hoặc suy dinh dưỡng) do tình trạng “no dồn đói góp”; dạ dày trong tình trạng trống rỗng kéo dài kèm căng thẳng do học hành, công việc dẫn tới viêm loét bao tử…

 

 2. Ngại kiểm tra sức khỏe định kỳ

 

Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng theo quan điểm của nhiều chuyên gia y tế, phần đông người Việt chưa chú trọng khám sức khoẻ định kỳ.

 

Tâm lý có biểu hiện gì đâu mà phải chen chúc, chờ đợi cả ngày để lấy mấy kết quả xét nghiệm hay khám làm gì, ra bệnh lại thêm lo; chuyện đến đâu hay đến đó… chính là nguyên nhân.  Tuy nhiên, đó là những quan niệm sai lầm bởi khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển.

 

Do đó, thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đó là cách giản đơn giúp bạn giữ gìn sức khỏe, tầm soát sớm và tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.

 

3. Không rửa tay!

 

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam chỉ mới có… 12% dân số có thói quen rửa tay trước khi ăn, chỉ 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và đến 74% số bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi không hề rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú. Trong khi đó bàn tay có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh, gây ra các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm…

 

Tuy nhiên, thật may là các phòng ngừa lại rất đơn giản. Chỉ cần rửa tay sạch sẽ với các loại xà phòng, gel rửa tay diệt khuẩn thường xuyên là đã giúp giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19-45% và phòng ngừa rất hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

 

3 thói quen tưởng như vô hại

 
Gel rửa tay The Clean Shop sẽ là một giải pháp hoàn hảo - giúp diệt khuẩn 100% nhưng vẫn dưỡng ẩm cho tay. Giống như The Body Shop, The Clean Shop sử dụng 100% các thành phần thiên nhiên nên luôn giúp da mềm mại. Đây là lý do đã giúp The Clean Shop được bình chọn là “Thương hiệu gel rửa tay bán chạy nhất tại Mỹ”.