1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Sự thật Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 5)

Để tìm kiếm thị trường buôn bán vũ khí cho Trung Quốc, các sỹ quan Cục II đã tuyển mộ những người đại lý vũ khí.

Các hoạt vụ tình báo chiến lược

Không giống như các hoạt vụ tình báo chiến thuật, các hoạt vụ tình báo chiến lược thu tin bằng con người của Quân giải phóng nhằm thỏa mãn nhu cầu tin tức của các lực lượng cấp chiến thuật và của các khách hàng công nghiệp quân sự trên một phạm vi khá rộng lớn.

Tuy nhiên, các hoạt động tình báo ở cấp độ quốc gia này luôn bị giới hạn bởi đối tượng quân đội và các khách hàng liên quan, nên phạm vi hoạt động bí mật và ngụy trang của nó thường nhỏ hẹp hơn nhiều so với Bộ An ninh quốc gia. Cục II đã bỏ ra một số tiền tài vật chất lớn đầu tư trên cấp độ quốc gia để tiến hành 4 loại hoạt động tình báo chiến lược là:

Thu thập tin tức về các lực lượng quân sự nước ngoài.

Tìm kiếm công nghệ quân sự quốc phòng.

Tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí.

Triển khai các chiến dịch hành động ngụy trang.

Một trong những công cụ cơ bản mà Bắc Kinh dùng để thu thập tin tức quân sự cấp quốc gia là đội ngũ tùy viên quân sự. Như đã trình bày ở phần đầu, vai trò thông thường của các tùy viên quân sự trên thế giới đâu đâu cũng đều là thu thập tin tức công khai. Qua một số vụ gián điệp gần đây cho thấy các tùy viên quân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng có nhiệm vụ thu thập tin tình báo bí mật.

Có thể dẫn ra những ví dụ như vụ Hou Desheng sĩ quan tình báo Cục II, tùy viên quân sự ở Washington bị bắt. Vụ Zhang Weichu dưới vỏ bọc cán bộ lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago cũng thế. Cả hai người này đều bị bắt vào lúc đang tìm cách mua tài liệu mà họ tin là tuyệt mật về nguyên vật liệu về NSA.

Tầm quan trọng của vụ gián điệp này rơi đúng vào vùng nhạy cảm nhất của loại nguyên liệu sản xuất các thiết bị tình báo tín hiệu (thông tin liên lạc, điều khiển từ xa, phát xạ và phát sóng). Khi mật mã và tấn số thông tin rơi vào tay cơ quan tình báo đối phương thì chắc chắn cơ quan này sẽ tiến hành nghe trộm và giải mã. Nếu là thông tin quân sự thì những tài liệu thu được qua nghe trộm có thể bao gồm quân số, hoạt động, địa điểm đóng quân, chỉ huy, nhân sự và tín hiệu liên lạc.

Trường hợp John Walker bị buộc tội gián điệp đã bán mật mã thông tin của hải quân cho Liên Xô đã trở thành tiếng kèn báo động về thảm họa của loại gián điệp này gây ra. Nhờ mua được bí mật của Mỹ từ Walker mà Liên Xô đã “mở được hàng triệu mật điện của hải quân Mỹ”, biết được những xung đột có thể có trên đại dương.

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 5)
 
Qua việc phân tích trường hợp của Hou Zheng cho thấy sự thiếu vắng các biện pháp an ninh tình báo trong suốt quá trình từ khi vạch kế hoạch cho đến các khâu thực hiện sau đó. Vụ Hou Zheng và vụ Zhang Weichu bị bại lộ làm cho một số người cho rằng đó là do việc tuyển mộ điệp viên đã tiến hành không thỏa đáng. Do sai lầm này mà cả hai viên sĩ quan đó đã bị FBI điều tra thẩm vấn. Hơn nữa, cả hai người này gặp gỡ điệp viên rất có thể là vờ vĩnh của họ tại một quán ăn Trung Hoa cho thấy họ đã không thấy được một thể thức, một thủ tục liên lạc bí mật được đảm bảo giữa điệp viên và sĩ quan chỉ huy.

Trên thực tế, FBI hoàn toàn có khả năng thâm nhập, phát giác và bắt giữ cả hai viên sĩ quan Trung Quốc có nghĩa là các điệp viên của cơ quan này đã chực sẵn trong quán và vồ họ đúng lúc. Hoặc là các sĩ quan Cục II hoặc là một người thứ ba đã bị theo dõi, bám sát ngay tại địa điểm hẹn và FBI đã có mặt và làm phá sản hoạt vụ này.

Chắc chắn Hon và Zhang đều đang thu thập tin tức trong mục do Cục III thuộc Bộ tổng tham mưu vạch ra, vì thu thập tình báo tín hiệu là nhiệm vụ của Cục này. Vào thời gian năm 1983 - 1984, Hon là Bí thư thứ ba đại diện thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc ở New York. Trên cương vị này, ông ta không được thừa nhận là một sĩ quan quân đội. Song vai bình phong trong năm đó của ông ta là một tùy viên quân sự ở Washington.

Có thể nghề gián điệp của ông ta không phải là bắt đầu từ khi ông được phân công làm cán bộ trong sứ quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Washington, chắc chắn hơn ông ta được tuyển mộ hoạt động tình báo bí mật khi còn đang công tác tại Liên Hợp Quốc.

Những vụ bị vỡ lở khác cũng hỗ trợ cho quan điểm cho rằng Cục II đã cử các sĩ quan hoạt động gián điệp dưới bình phong là đại diện ở Liên Hợp Quốc. Ít nhất có một vụ về việc Cục này định chiếm lĩnh những bí mật về sản xuất vũ khí cũng như công nghệ cao áp dụng cho sản xuất quốc phòng. Tháng 10 năm 1987, Chi Shangyao và Charles Chang đã bị bắt tại Newark, New Jersey về mưu đồ xuất khẩu bất hợp pháp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 10 ống phóng, kính ngắm, bộ điều khiển của tên lửa rắn đuôi kêu và bản thiết kế máy bay chiến đấu F1 của Hải quân Mỹ.

Chi và Chang là cư dân của thành phố New York và đương nhiên là công dân Hoa Kỳ. Trong vụ này còn nêu ra ba tên tuổi là các sĩ quan quân đội Trung Quốc: Fan Lianfeng, tùy viên không quân; Zhang Naicheng, Trung tướng trưởng đoàn tùy viên quân sự và Fang Xianfan, cố vấn khoa học kĩ thuật.

Các cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và Charles Chang là do Chi Shangyao đứng ra tổ chức. Chi vốn là người Đài Loan và đến Hoa Kỳ 30 năm trước. Chi và Chang đã gặp Fan mấy lần, họ đã thảo luận với nhau về giá tên lửa (250.000 đô la Mỹ) và chứng từ mua bán, vận chuyển hàng giả mạo. Theo kế hoạch thì những món hàng lấy cắp được sẽ được chở từ Seatle, Washington sang Trung Quốc qua ngả Hongkong. Theo chứng từ của nhân viên hải quan Frank Ventura thì Chi nói rằng ông ta trông chờ các quan chức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ yêu cầu ông bán hộ tên lửa con tằm do Trung Quốc chế tạo sang các nước Trung Đông nếu công việc đang diễn ra hiện nay trót lọt.

Qua việc phân tích vụ này đã minh họa phương pháp hoạt động của Cục II hoàn toàn ăn khớp với các mục tiêu thu tin của Quân giải phóng. Trong khi tùy viên không quân Quân giải phóng xuôi ngược hoạt động thì Zhang Naicheng giám sát kỹ tiến trình, còn Fang Xiaofan, trợ lý cố vấn khoa học kỹ thuật thì xác định đặc tính kỹ thuật của món hàng đang mặc cả. Trong khi các nhà chức trách bảo vệ pháp luật Mỹ gọi cả ba cá nhân này là những kẻ cộng mưu không bị buộc tội, chỉ có một mình Fang Lianfeng có thể bị buộc tội tiến hành các hoạt động công khai dính vào tội ác.

Kết quả ông ta đã phải rời khỏi Hoa Kỳ ngay tức khắc sau khi các nhân viên hải quan Mỹ bắt giữ Charles Chang và Chi Shangyao. Còn Zhang Naicheng tiếp tục là tùy viên quân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại sứ quán Trung Quốc ở Washington từ 1988 đến 1990. Rồi ông ta lại trở lại chức vụ này vào năm 1992.

Cũng như vụ của Hou và Zhang, hoạt động của Fan Lianfeng cũng tỏ rõ các biện pháp an ninh tình báo khá vụng về, kém cỏi. Nhân viên hải quan Mỹ đã có thể thâm nhập vào nhóm Fan và ghi các cuộc đàm thoại. Chứng tỏ các điệp viên lẫn sỹ quan chỉ huy đều không sử dụng phương tiện thông tin liên lạc bí mật. Các điệp viên được giới thiệu với cả ba sỹ quan tình báo thay vì chỉ cần một người quán xuyến công việc nên đã đặt những người này trước những rủi ro nguy hại. Cuối cùng thì các điệp viên được tuyển mộ - Chi và Chang cũng như viên thanh tra Cục hải quan Mỹ được giao điều tra vụ này đều có thể xác định được ba hoạt vụ tình báo của Trung Quốc, địa vị của từng người trong họ cũng như mục tiêu thu tin tình báo của họ (tìm kiếm các nguyên vật liệu).

Một thảm bại hiếm thấy về công tác an ninh tình báo trong hoạt vụ của Fan Liangfeng biểu hiện thực chất của những tin tức tình báo mà các điệp viên có thể thu lượm được. Lời tuyên bố của Chi về khả năng bán tên lửa Con tằm do Trung Quốc sản xuất cho Trung Đông nếu là thật thì đã khẳng định được việc Cục II sử dụng các điệp viên ở nước thứ ba để tiến hành chuyển giao vũ khí. Thủ thuật họa động này xem ra khá giống với cung cách của Bộ An ninh quốc gia sử dụng các công ty nước ngoài để tìm kiếm kỹ thuật công nghệ.

Tuyên bố của Chi cũng ám chỉ rằng Bắc Kinh có ý định bán vũ khí theo kiểu này. Iran được biết đã nhận được tên lửa Con tằm của Trung Quốc. Ngoài ra mục tiêu tìm kiếm đã bị phơi bày công khai của Quân giải phóng là tên lửa TOW II và rắn đuôi kêu, thiết kế máy bay F-14. Qua đây xác định được những yếu điểm của tình báo quân đội, những ý đồ quân đội và những trọng điểm phát triển vũ khí của Trung Quốc.

Sự lựa chọn của Fan Lianfeng về vũ khí và kỹ thuật công nghệ cho thấy mức độ trách nhiệm của Cục II đối với quân nhu của Quân giải phóng. TOW II là loại tên lửa chống tăng cá nhân tiên tiến nhất của Mỹ. Giả dụ, Trung Quốc tìm cách kiếm được, tháo ra nghiên cứu và thiết kế lại, tiến hành sản xuất và triển khai chiến đấu thì khả năng phòng ngự biên giới sẽ nâng cao đáng kể.

Nhớ lại vào giữa thập kỷ 80 khi có vụ gián điệp nổ ra, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phải đương đầu với các sư đoàn Hồng quân trên sông Amua mạnh hơn gấp 12 lần trên đường biên phía Bắc Trung Quốc (phương diện quân Viễn Đông và Mông Cổ). Hơn nữa,, việc nâng cao khả năng quân sự của Trung Quốc, sản xuất tại chỗ tên lửa TOW II theo lối nhại lại, Bắc Kinh sẽ thêm vào bảng danh mục vuc khí của mình mặt hàng mới để xuất khẩu kiếm ngoại tệ mạnh.

Giống như với TOW II, việc tìm kiếm tên lửa tầm ngắn không đối không Rắn đuôi kêu sẽ nâng cao khả năng không chiến và phòng không của Quân giải phóng. Chưa cần đề cập đến các lĩnh vực kỹ thuật trong những tính năng của tên lửa Rắn đuôi kêu mà chỉ với việc sản xuất nhại lại tên lửa này cũng đủ để nói rằng Quân giải phóng đã có thêm một nắm đấm khá mạnh trong một không lực ước khoảng sáu ngàn máy bay. Việc phân tích mổ xẻ mặt kỹ thuật công nghệ của tên lửa này sẽ tìm ra được những đặc tính và khả năng thao tác của chúng và từ đó sẽ dẫn tới việc Trung Quốc sẽ sản xuất được một loại vũ khí chống lại tên lửa này.

Việc tìm kiếm thiết kế máy bay F-14 cũng sẽ giúp cho Quân giải phóng tìm hiểu kỹ thuật thao tác của máy bay và trên cơ sở này sẽ tiến hành sản xuất các thiết bị phòng không chống lại. Máy bay F-14 được thiết kế để cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay. Hải quân Trung Quốc vẫn có hy vọng kiếm được loại công nghệ này nếu Bắc Kinh tích cực trước những mong muốn còn đang tranh cãi về việc chế tạo hay mua một tàu sân bay.

Việc giải thể của Liêng bang Xô Viết có thể đưa lại khả năng mua cái gì đó đại loại như một tàu sân bay vì các nước cộng hòa mới này đang tìm cách bán ra một số tàu thuyền của mình để kiếm ngoại tệ mạnh. Theo báo chí đưa tin gần đây thì Trung Quốc đang định mua tàu sân bay Varyag, 67500 tấn loại Đô đốc Kuznetsov của Ukraina. Giá tàu sân bay này là 200 triệu USD, có thể chở được 8 máy bay SU-27 hoặc 25 máy bay MIG. Trung Quốc đang tìm cách mua của Nga 24 máy bay SU-27.

Nhiệm vụ tình báo hàng đầu của Cục II là thu thập tin tức tình báo hoặc kỹ thuật công nghệ áp dụng cho quân sự và sản xuất quân sự. Nhưng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí cũng không kém phần quan trọng. Nhưng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí cũng không kém phần quan trọng. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã bán nhiều hệ thống vũ khí hiện đại hoặc kỹ thuật công nghệ sản xuất quân sự cho hàng loạt nước như Argentina, Pakistan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê-út, Nam Phi, Siria… trong một số thương vụ bán ra, có thể được dùng để chế tạo thiết bị hạt nhân.

Để tìm kiếm thị trường buôn bán vũ khí cho Trung Quốc, các sỹ quan Cục II đã tuyển mộ những người đại lý vũ khí. Sau khi đã được tuyển dụng, những đại lý này đã tìm cách che dấu sự liên quan của chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào việc chuyển giao vũ khí bất hợp pháp - hoặc đưa vào Trung Quốc qua nước thứ ba hoặc đưa vào nước thứ ba là nước tiêu thụ.

Quá trình diễn ra và tiếp cận những đối tượng sẽ được chọn làm điệp viên là khá lý thú trước sự thận trọng đặc biệt của nó. Môi trường, hoàn cảnh của những đối tượng này được nghiên cứu kỹ càng, thận trọng trước lúc đưa ra quyết định tuyển chọn. Vượt lên sự lựa chọn theo ý thích là những người có quan hệ qua lại lâu dài với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các sỹ quan phụ trách các đặc vụ này của Cục II luôn tìm cách tránh tiếp cận những đối tượng còn xa lạ.

Qua chủ trương này cho ta thấy tính hiện thực của phòng tùy viên biết trước được khả năng và giới hạn trong hoạt động của mình. Việc xác định và tuyển dụng một số đối tượng nào đó có quan hệ lâu dài với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ dễ dàng và an tòan gấp ngàn lần so với việc lựa chọn một người còn tương đối xa lạ.

Trong quá trình tuyển chọn các đại lý buôn bán vũ khí thì việc tiếp xúc thận trọng là hoàn toàn tương phản với những gì đang diễn ra trong hoạt động hiện nay, Báo chí nước Mỹ thường xuyên đưa tin về việc người này người nọ bị bắt khi đang chuyển chở vũ khí trên danh nghĩa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phải chăng đây là một bản chúc thư gửi cho các sĩ quan Cục II đã vận dụng các biện pháp an ninh tình báo hết sức hớ hênh và vụng về.

Có lẽ Trung Quốc hiện vẫn còn thiếu một khả năng hoạt động tình báo hữu hiệu và chưa nắm vững được khả năng và phương pháp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật Hoa Kỳ. Trên thực tế, các hoạt động bí mật của Cục II còn xa mới có hiệu quả cao nếu như cán bộ của họ mới chỉ hiểu biết lơ mơ, hời hợt về những giới hạn về theo dõi giám sát, nghe trộm điện thoại và bắt giữ ở Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc bị phơi bày các hoạt vụ gián điệp, bán tên lửa và hạt nhân đã gây ra những phản ứng tiêu cực từ những người làm luật ở Mỹ và chính phủ các nước phương Tây khác. Vào đầu năm 1991, vấn đề chuyển giao vũ khí của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã hầu như làm nguy hại đến quan hệ Trung - Mỹ. Tháng 6 năm đó, Hoa Kỳ đã đe dọa trừng phạt Bắc Kinh về tội chuyển giao tên lửa cho Pakistan. Chỉ sau đó, các nhà đương cục Trung Quốc mới có phản ứng công khai trước sức ép của Mỹ là ngăn chặn một cách phiến diện, hình thức luồng trao đổi vũ khí và kỹ thuật. Tháng 11, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý tôn trọng Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và chế độ kiểm soát kỹ thuật tên lửa. Trung Quốc đã ký Hiệp ước này vào ngày 9/3/1992.

Tháng 8/1993, Hoa Kỳ lần nữa đặt ra những hạn chế về việc bán kỹ thuật công nghệ tiên tiến ứng dụng trong sản xuất vũ khí cho Trung Quốc. Việc Mỹ đưa ra sự trừng phạt này là do Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm chế độ kiểm soát kỹ thuật tên lửa, bán công nghệ sản xuất tên lửa M-9 và M-11 cho Pakistan. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ có thể tránh được những hạn chế này bằng các nguồn cung cấp từ nước ngoài cũng như bằng các biện pháp bí mật.

Bất chấp những tuyên bố công khai của Bắc Kinh về thái độ trung thành với nguyên tắc quốc tế về phổ biến vũ khí hạt nhân và tên lửa, song sứ mệnh của các sĩ quan tình báo Cục II vẫn không thay đổi. Các cán bộ phụ trách các đặc vụ tình báo quân sự đã tỏ ra thận trọng hơn bao giờ hết và càng tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu vũ khí ở nước ngoài.

Thay vì bán trọn vẹn hệ thống vũ khí, Trung Quốc sẽ cung cấp công nghệ lưỡng dụng, tên lửa và nguyên vật liệu kèm theo, đồng thời các nhà khoa học Trung Quốc tham gia trợ giúp các chương trình tên lửa cho nước ngoài trong khi vẫn tuyên bố đeo đuổi chế độu kiểm soát kỹ thuật tên lửa. Mọi hành vi và việc làm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều tỏ ra bị thúc đẩy bởi những toan tính thương mại thuần túy: từ năm 1985 đến 1988, với số tên lửa CSS-II bán cho Ả rập Xê-út đã thu lợi khoảng 3,5 tỷ USD. Và ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt chính trị đối với quốc gia nhận vũ khí sẽ tăng lên.

(Còn tiếp)

Theo P.V (tổng hợp)
PetroTimes