1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Sự thật Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 4)

Trong Quân giải phóng, các đơn vị được huấn luyện đặc biệt đã cung cấp tin cho các tiểu đoàn bộ binh qua thám sát bằng mắt. Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng cường đội quân thám sát để thu thập tin tức.

Các hoạt vụ tình báo quân sự - Các hoạt vụ tình báo chiến thuật

Các tư lệnh đều phải tổ chức tốt lực lượng thám báo để hoạt động trong khu vực của đơn vị mình. Không được ngồi chờ mệnh lệnh của thượng cấp hay quyết định của cấp trên xem liệu có cần tổ chức và triển khai công tác thám báo hay không. Lực lượng thám sát phải hoạt động liên tục, không ngưng nghỉ, không phụ thuộc vào các đợt chiến đấu khác nhau. Trước mỗi nhiệm vụ mới, đơn vị phải lập tức tổ chức ngay lực lượng thám sát mới. Việc tiến hành liên tiếp công tác trinh sát trong các trận chiến đấu là cực kỳ quan trọng.

Có rất nhiều tài liệu tư liệu minh chứng việc Quân giải phóng ngày càng tăng cường lực lượng trinh sát và tuyển mộ điệp viên nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự trong những năm qua. Thắng lợi của Quân giải phóng tiến công quân sự năm 1962 có phần đóng góp đáng kể của các nguồn tin trinh sát thu được. Lực lượng tình báo biên phòng vùng Đông Bắc Ấn Độ xác nhận các lực lượng quân báo Trung Quốc đã tiến hành thu tin cả hai năm trước khi nổ ra tiến công quân sự. Quân báo Trung Quốc thu lượm tin tức về khẩu lệnh của quân Ấn, địa hình, chiến lược quân sự bằng một mạng lưới điệp viên cài cấy trong công nhân sửa đường, phu khuân vác, hành khách vắt vẻo trên những con la… có mặt trên suốt tuyến biên giới Trung - Ấn. Những điệp viên này sau đó dẫn đường cho Quân giải phóng vượt qua biên giới tràn sang đất Ấn trong suốt cuộc tấn công.

Sau này người Ấn Độ đã tiết lộ rằng các điệp viên của Trung Quốc đã thâm nhập vào các cơ sở quan thương nghiệp, các cửa hàng gần đường biên giới, trở thành các viên chỉ huy cấp thấp của Quân giải phóng - cải trang thành người Tạng để thăm dò khảo sát các vùng địa bàn tác chiến sau này. Hơn nữa, trước lúc tiến công, họ đã bắt sống lính tuần tra Ấn Độ về thẩm vấn, tìm hiểu khả năng chiến đấu của quân Ấn. Tóm lại, Quân giải phóng đã biết trước toàn bộ lực lượng chiến đấu, vũ khí và chiến thuật của quân Ấn.

Theo nếp trên, những hoạt động thu thập tình báo chiến thuật của Quân giải phóng cũng đã được đẩy mạnh dọc đường biên giới Trung - Lào và Trung - Việt. Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980, nhà đương cục Việt Nam thường xuyên tố cáo Quân giải phóng Trung Quốc tiến hành trinh sát vũ trang, đột nhập qua biên giới và phái gián điệp thâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam để thu thập tin tức và kích động bạo loạn.

Trong tình huống đặc biệt hơn, các hoạt động tình báo đường biên cuat Trung Quốc được kết hợp với phương thức phái khiển sang lãnh thổ Việt Nam những toán, những đội trinh sát vũ trang để điều tra xác định vị trí phòng thủ, tình hình chuyển quân và khả năng tác chiến của quân đội Việt Nam. Những cuộc đột nhập của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam thường bao gồm một loạt những hành động phá hoại nhà cửa, đường xá, gài mìn, tàn sát dân chúng, bắt giết trâu bò. Hiệu quả hoạt động của đội quân thám sát loại này chỉ trong phạm vi 5 dặm Anh trở lại.

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 4)
 
Để tiến hành thám sát bằng mắt, Quân giải phóng đã tuyển mộ người Việt Nam cho các mục tiêu này. Báo chí Việt Nam quy hoạt động gián điệp cấp thấp này là của “cảnh sát và tình báo bí mật” thuộc các đơn vị thám sát Quân giải phóng. Mục tiêu tuyển dụng thường nhằm vào một trong 24 dân tộc thiểu số với số lượng khoảng một triệu người sống trên hai đường biên giới Trung - Việt. Khá nhiều nhóm sắc dân tộc, thậm chí những gia đình riêng lẻ, đã bị chia cắt bởi đường biên giới nhân tạo này. Cư dân Trung Quốc ở các vùng Nam Quý Châu và Vân Nam bị ép buộc sang gặp gỡ thân quyến, họ hàng của mình, hoặc giả khuyến khích lôi kéo người Việt Nam qua lại biên giới, thăm hỏi lẫn nhau.

Để hỗ trợ cho quá trình này diễn ra thuận lợi, nhà đương cục Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đơn phương mở cửa biên giới, cho họp chợ đường biên, khuyến khích người Việt Nam vượt biên qua lại. Được biết hàng hóa Trung Quốc đem ra bán tại các chợ đường biên là hàng xấu, kém phẩm chất.

Hoạt động của các điệp viên của Quân giải phóng suốt dọc biên giới thuộc dạng đơn tuyến và ngắn hạn. Một số vụ gián điệp bị phía Hà Nội xét xử công khai cho thấy những chi tiết cụ thể về cung cách tuyển mộ điệp viên và kĩ xảo điều hành của Quân giải phóng.

Như đã trình bày ở phần trên, điệp viên ở biên giới được tuyển mộ bằng các phương thức tiền bạc hoặc tra tấn, hoặc cả hai. Trung Quốc đã sử dụng những phương tiện tiên tiến nhất để triển khai các hoạt vụ này như giấy thông hành, giấy tờ giả, hộp thư chết và mật mã.

Hải quân Trung Quốc cũng tham gia vào các hoạt động thu tin tình báo bằng con người dọc theo biên giới. Ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong lãnh hải Việt Nam thường phải báo cáo về tình hình hoạt động của tàu bè Việt Nam, về kinh tế biển và hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam. Nhiều tàu thuyền đánh cá của Việt Nam có thể đã bị bắt trên hải phận Trung Quốc và bị cầm giữ, thủy thủ đoàn hoặc thuyền viên bị thẩm vấn về những nguồn tin mang tính chất quân sự. Theo Thông tấn xã Việt Nam, phía Trung Quốc luôn có ý đồ tuyển mộ các thuyền viên trên các tàu thuyền bị bắt giữ này.

Hải quân Trung Quốc cũng có những khả năng trinh sát chiến thuật dưới dạng các lực lượng vận tải đặc nhiệm trên biển được mệnh danh là các đơn vị trinh sát đường thủy. Những đơn vị này đã đảm đương những sứ mệnh của lực lượng xung kích trên biển bằng việc tập kích phá hoại dưới nước, phá dỡ những chướng ngại vật dưới nước. Hoạt động thu thập tình báo của những đơn vị này bao gồm xác định đồ sâu, hải lưu, sự mấp mô của đáy biển và các vị trí phòng thủ của kẻ thù.

Song có điều chưa rõ là các lực lượng này có tầm cỡ như thế nào vào thời kì hòa bình này. Tuy nhiên, có điều đáng chú ý là trong khi đưa tin về cuộc tập trận của đơn vị lính thủy đánh bộ đã kể tới việc dùng hộp thư chết để liên hệ với các lực lượng địa phương, việc bắt sống và khai thác tù binh. Các chính phủ Việt Nam và Đài Loan thường tố cáo Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động kiểu trên.

Hoạt động tình báo chiến thuật không chỉ giới hạn trong phạm vi trinh sát chiến đấu trên các đường biên giới của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Suốt trong những năm 1980, bộ máy tình báo quân sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã điên cuồng thu thập tin tức về Đài Loan.

Cục tình báo và cục tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu đã liên tiếp phái 8 viên sĩ quan trên cấp sư đoàn thâm nhập Đài Loan để tiến hành trinh sát tại chỗ. Họ đã đi qua Nhật Bản, Hoa Kỳ, rồi vào Đài Loan bằng danh nghĩa du lịch. Những gì mà họ thu thập được đã thể hiện trên cuốn sách có nhan đề: “Những quan điểm mới nhất về một kế hoạch chiến đấu giải phóng Đài Loan”.

Một loạt hoạt động tình báo chiến thuật khác nữa là dạng hoạt động ngụy trang. Những chiếc loa cực mạnh mắc dọc đường biên Trung - Việt ngày đêm nhằm vào quân đội Việt Nam để phát thanh. Các chợ đường biên của Trung Quốc dùng làm các địa điểm phân phát sách báo tuyên truyền mà đối tượng là các dân tộc thiểu số Việt Nam. Hoạt động phao tin giả loại này cũng đã thấy tại các vùng miền Trung và miền Nam Việt Nam do các điệp viên của Trung Quốc tiến hành.

Mặc dù công tác tuyên truyền chính trị quân sự nhằm vào các lực lượng ngoại bang đã được các đơn vị cấp chiến thuật triển khai và dốc sức hoạt động, song theo quan điểm của cục liên lạc thuộc Tổng cục chính trị thì nhiệm vụ này phải được đặt ở cấp độ quốc gia. Việc thực thi các chủ đề đặc biệt về việc phao tin giả này phải bằng cách này hay cách khác nâng lên tầm cỡ các mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, có thể là khuôn khổ tuyên truyền do Tổng cục chính trị đưa ra là làm theo quyết định trước đó của Quân ủy TW. Những chiến dịch như thế này sau đó đã được triển khai qua các biện pháp công khai hoặc bí mật của Quân giải phóng dưới sự giám sát của các chính ủy.

(Còn tiếp)

Theo P.V (tổng hợp)
PetroTimes