Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào?

May mắn đến Myanmar vào thời điểm này cũng là lúc tiết trời mát mẻ nhất, theo hành trình 4 ngày của Vietrantour, tôi đã được tìm hiểu tín ngưỡng tâm linh của đất nước hơn 90% dân theo đạo Phật, “tận mục” những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất cùng nhiều báu vật của Đức Phật.

Ngay khi chiếc Airbus A321 VN957 đáp xuống sân bay quốc tế Yangon, tôi không giấu nổi vẻ ngạc nhiên bởi nơi đây, nhờ sự đầu tư dài hạn của chính phủ Nhật, dù nhỏ nhưng vô cùng sạch sẽ, hiện đại với hệ thống đèn, máy lạnh hoạt động hết công suất và những bức tường ốp kính sáng choang. Di chuyển từ sân bay đến điểm tham quan, Yangon còn cho tôi thấy sắc màu tương phản giữa những ngôi chùa mái tháp sơn trắng hoặc mạ vàng san sát khắp nơi với các khu ổ chuột lụp xụp, những chiếc xe lam chật kín người trên đường, các sạp hàng rong, quán nước vỉa hè hay chính sách tem phiếu còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực,…

Sau nửa tiếng bon bon trên đường, cuối cùng chúng tôi cũng “chạm ngõ” một trong những kiệt tác kiến trúc thế giới và là niềm kiêu hãnh của Myanmar: chùa Shwedagon. Tọa lạc trên đỉnh đồi Singuttara, phía bắc hồ Kandawgyi, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng hơn 2.500 tuổi này là nơi người dân mọi miền “xứ chùa tháp” mơ ước hành hương tới một lần trong đời. Trong khi đỉnh tháp chính cao đến 99m, bao quanh còn có 1.000 tháp nhỏ lưu giữ nhiều báu vật linh thiêng của Phật giáo, dát tới 21.000 lá vàng với đỉnh tháp hình vương miện nạm gần 8.000 viên kim cương, ruby, sapphire và các loại đá quý cùng 1.065 chiếc chuông nhỏ bằng vàng ròng.

Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào? - 1

Ấn tượng nhất là trên lá cờ ở đỉnh tháp còn có 1 viên kim cương nặng tới 76 carat

Lắng nghe lời giới thiệu của anh HDV Vietrantour, cả đoàn như cuốn vào dòng thời gian trở về thế kỷ 6 TCN, khi hai thương nhân Tapussa và Ballika được Đức Phật giác ngộ theo đạo rồi trao tặng tám sợi tóc thiêng của Ngài cùng một nhánh rễ cây bồ đề. Đến nay, bảo vật này cùng 3 di vật của các vị Phật cổ khác gồm: cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm và một mảnh áo của Phật Ca Diếp vẫn được lưu giữ trong lòng Shwedagon. Thú vị nhất là nhánh rễ bồ đề khi xưa tương truyền giờ chính là cây đang tỏa rộng vòm lá xum xuê xanh tốt che mát cho chúng tôi với đường kính gốc gần 2m.

Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào? - 2

Tĩnh lặng ngồi ngắm Shwedagon uy quang rực rỡ trong ánh chiều tà, tôi chợt “ngộ” ra vì sao nụ cười an nhiên vẫn thường trực trên môi nhiều người dân Myanmar dù cuộc sống của họ còn nghèo khó, lạc hậu.

Cách Yangon chừng 200 km, anh HDV Vietrantour tiếp tục đưa đoàn đến với một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Myanmar và được xem là kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Khi quãng đường đến chùa Hòn Đá Vàng ở thị trấn Kyaikhtiyo còn khoảng 5 km, thay vì ngồi xe tải vượt tiếp vô số khúc cua và những con dốc thẳng đứng, tôi chọn ngồi “kiệu Sedan” do 4 người hộ tống để cảm nhận hết được sự mênh mông, bình yên của đất trời nơi đây. Đến nơi, tôi không tin vào mắt mình khi thấy ngôi chùa tọa lạc trên một khối đá hình quả trứng cao đến 7,3m và chu vi 15,2 m, nằm chênh vênh trên sườn núi ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển.

Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào? - 3

Người dân địa phương tin rằng ngôi chùa được xây dựng trong thời gian Đức Phật còn sống, nghĩa là khoảng 2.500 năm trước

Và cũng chính nhờ một sợi tóc của Ngài đặt trong tháp thờ mà “hòn đá thiêng” kia mới có thể đứng vững, trường tồn suốt bao năm tháng dù diện tích tiếp xúc chỉ vỏn vẹn 78cm2. Nếu cả ngôi chùa và hòn đá thiêng đều được dát kín bởi hàng nghìn lá vàng dát mỏng, thì xung quanh còn có sự hiện diện của nhiều tượng Phật, trong đó một số được điểm tô bằng ngàn viên đá quý, vài trăm viên kim cương và chuông vàng. Dù mới chỉ lưu trú ở Myanmar vài ngày nhưng tôi cũng dần quen với hình ảnh đàn ông Myanmar quấn xà rông longyi quanh người, miệng nhai trầu suốt ngày. Và cũng theo tục lệ, may mắn là nam giới nên tôi được vượt qua hàng rào sắt để chạm tay, áp đầu trực tiếp vào hòn đá thiêng, dát những lá vàng mỏng vào đây nguyện cầu sức khỏe, bình an cho gia đình và người thân, trong khi phụ nữ chỉ có thể dâng lễ vật cúng lên bàn thờ rồi cầu nguyện ở bên ngoài.

Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào? - 4

Hấp dẫn không kém là chuyến hành hương đến chùa Chauk Htat Gyi ở Bago – thành phố cổ của Myanmar xây dựng từ năm 573

Nơi đây nổi bật với pho tượng Phật nằm khổng lồ hơn 100 tuổi, dài 72m, cao 16m cùng điểm nhấn là đôi mắt biếc - do công ty chế tạo pha lê, thủy tinh nổi tiếng của xứ “vạn chùa” kính tặng - mở to quan sát cả thế giới và 108 nét vân ở gang bàn chân tượng trưng cho sự tốt lành. Dường như tượng Phật nằm lớn nhất thế giới này, tượng trưng cho lòng từ bi và thanh tịnh, có một uy lực mạnh mẽ khiến con người ta cảm thấy được an ủi, động viên để vượt qua mọi âu lo, khó khăn trong cuộc sống thường nhật.

Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào? - 5

Bởi vậy, tôi để ý thấy sau buổi chiều tan sở, người dân Myanmar, thậm chí còn dẫn theo trẻ nhỏ, đổ về chùa Chauk Htat Gyi cầu nguyện, trải lòng cùng Đức Phật rồi ra về với vẻ thảnh thơi hiện rõ trên nét mặt.

Tôi đã "diện kiến" đức Phật ở miền đất vàng như thế nào? - 6

Bago còn cuốn hút tôi bằng 4 pho tượng Phật ngồi khổng lồ cao hơn 20m tại chùa Kyaikpun, xây dựng bởi vua Dhammazedi vào năm 1476

Nghe anh HDV Vietrantour kể 4 pho tượng này được đặt ngồi đấu lưng vào nhau theo các vị trí chính yếu trên la bàn, quay về 4 hướng nhằm ngụ ý bao quát vũ trụ càn khôn. Quan sát kỹ mỗi gương mặt Phật, tôi nhận thấy đều có biểu hiện cảm xúc khác nhau nhưng tài tình ở chỗ người xây dựng khiến du khách thật khó phân định đó là vui, buồn, hạnh phúc, mãn nguyện hay tức giận.

Theo hành trình 4 ngày cùng Vietrantour du xuân hành hương về miền bảo tháp Myanmar, tôi còn được Đức Tăng Thống đích thân làm lễ thỉnh xá lợi cầu may tại bảo tàng Thone Wain, chiêm bái tại chùa Vàng Shwei Mor Do, dự nghi thức cung tiến bữa trưa cho hơn 700 nhà sư đang tu hành ở tu viện Kyat Kha Wine và chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn phương Tây xây dựng từ thời thuộc địa. Bên cạnh đó, trải nghiệm mua sắm ở hơn 2.000 gian hàng của Boggyoke – khu chợ đá quý lớn nhất Yangon, với vô vàn chủng loại trang sức có giá từ vài trăm đến vài chục nghìn Kyats cũng để lại cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên…

(Trích bút ký khách hàng Vietrantour)

THÔNG TIN TOUR MYANMAR 4 NGÀY: YANGON – BAGO – GOLDEN ROCK

Lịch khởi hành: 28/1/2017 (Mùng 1 Tết) & 31/1/2017 (Mùng 4 Tết)

Giá trọn gói từ: 13.990.000 đồng

Vietrantour, 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: (04) 7305 6789

Website: http://www.vietrantour.com.vn – Hotline: 093599 6789

Facebook: https://www.facebook.com/Vietrantour.com.vn/