Kiến thức giới tính

Sự thật về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn

(Dân trí) - Bác sĩ Sophia Yen, chuyên gia nghiên cứu y học ở lứa tuổi vị thành niên bệnh viện Lucile Packard tại Palo Alto, California chia sẻ những sự thật về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn có thể bạn chưa biết.

 
Sự thật về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn - 1


1. Bạn có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục từ… toilet

 

Bạn đã từng nghe nói mầm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và nhiễm trùng không thể sống ngoài cơ thể trong một thời gian dài, nhất là trên bề mặt lạnh và cứng như toilet. Thêm nữa chúng gần như không trú ngụ trong nước tiểu… Đó là lí do vì sao bạn sử dụng toilet sau bất kỳ ai sử dụng trước đó. Thực tế là điều này rất nguy hiểm, bạn có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục từ toilet, tiến sĩ Yen khẳng định.

 

Có những bệnh tưởng chừng chỉ lây qua đường tình dục lại có thể lây qua tiếp xúc da hoặc hôn. Chẳng hạn, hôn có thể lây truyền bệnh herpes sinh dục, thậm chí một nụ hôn sâu có thể lây nhiễm bệnh Chlamydia hoặc bệnh lậu - Tiến sĩ Yen cảnh báo. Tương tự như vậy toilet có thể là tác nhân lây nhiễm HPV, herpes sinh dục, ghẻ…

 

2. Bạn có thể có thai trong lần đầu tiên quan hệ

 

Vài khảo sát chỉ ra rằng: 20% phụ nữ có thể mang thai trong vòng 1 tháng đầu quan hệ. Con số không lớn song bạn vẫn rất có khả năng rơi vào 20% đó. Bởi trứng sống được 12 - 24 giờ sau khi rụng để chờ “tinh binh”, còn tinh trùng có thể sống 38 - 72 giờ để chờ gặp trứng.

 

3. Bạn có thể mang thai trong thời kỳ “đèn đỏ”

 

Không nhiều, nhưng vẫn có thể, đặc biệt khi bạn không sử dụng bao cao su hoặc thuốc tránh thai. Nhiều phụ nữ có thời gian “đèn đỏ” dài, “lấn” sang cả một chu kỳ rụng trứng mới, đó là lí do vì sao họ mang thai ngay cả trong lúc “đèn đỏ”.

 

Giả sử bạn có chu kì ngắn, 21 ngày chẳng hạn, và quá trình đèn đỏ của bạn kéo dài hơn 1 tuần. Nếu quan hệ tình dục ở gần cuối chu kì đèn đỏ, bạn có thể mang thai vì tinh trùng sống được 72 giờ trong cơ thể bạn để chờ trứng rụng.

 

Tiến sĩ Yen cũng cảnh báo rằng sự mang thai cũng có thể diễn ra trong thời kì tiền mãn kinh khi mà sự rụng trứng diễn ra thất thường. Tình dục chỉ an toàn khi bạn đã mãn kinh được khoảng 1 năm.

 

4. Phụ nữ không cần phải làm xét nghiệm Pap ở độ tuổi 18

 

Năm 2003, trường cao đẳng sản khoa Hoa Kỳ đã thay đổi khuyến nghị làm xét nghiệm Pap (xét nghiệm ung thư cổ tử cung sớm). Trước đó khuyến nghị được đưa ra là phụ nữ nên có xét nghiệm Pap ở độ tuổi 18, khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.

 

Nay khuyến nghị được thay đổi là phụ nữ nên có xét nghiệp Pap khi đã có sinh hoạt tình dục được 3 năm, nghĩa là khi họ 21 tuổi. Xét nghiệm Pap sớm gần như là vô hại, nhưng nó có thể gây ra những căng thẳng và không thoải mái ở người khám, dẫn đến việc lẩn tránh những thăm khám phụ khoa sau này - tiến sĩ Yen chia sẻ. Tại sao có sự thay đổi này? Hầu hết các u nhú ở bộ phận sinh dục (HPV) chỉ trở nên rõ ràng trong khoảng 3 năm sau khi có các quan hệ tình dục và cho kết quả chính xác ở thanh thử Pap.

5. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thể mang thai

 

Thuốc tránh thai khẩn cấp thường được gọi là phương án B, nhưng nó không giống như thuốc phá thai. Trên thực tế, nếu trứng đã gặp tinh trùng trong thành tử cung - phương án B gần như vô tác dụng, bạn vẫn mang thai.

 

6. Thuốc tránh thai không làm bạn tăng cân

 

Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng không thể chứng minh sự tương quan giữa thuốc tránh thai và việc tăng cân, nhưng đây vẫn là một niềm tin phổ biến ở phụ nữ mọi lứa tuổi.

 

Thực tế, chỉ  có một loại tránh thai có tác dụng phụ tăng cân nhẹ là thuốc tiêm ngừa thai (DMPA). Một nghiên cứu được xuất bản tháng 3 năm 2009 của nhóm nghiên cứu trường đạ học Texas cho kết quả những phụ nữ dùng DMPA tăng trung bình 11 pound trong vòng 3 năm.

 

7. Vòng tránh thai an toàn cho tuổi thanh thiếu niên

 

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ đặt trong cổ tử cung có tác dụng tránh thai lên tới 12 năm. Bạn không cần phải sử dụng thuốc tránh thai trong giai đoạn đặt vòng tránh thai nên đây có thể là một cách an toàn và thuận tiện. Những thông tin lỗi thời cho rằng sử dụng vòng tránh thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng chậu với phụ nữ dưới 18. Nhưng năm 2007, hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khẳng định rằng vòng tránh thai là một dụng cụ an toàn và có hiệu quả tránh thai cao đối với hầu hết phụ nữ trưởng thành kể cả tuổi teen - đối tượng dễ mang thai ngoài ý muốn.

 

8. Không phải cứ chủng ngừa HPV bạn sẽ miễn dịch với ung thư cổ tử cung

 

Gardasil, một loại vacxin chủng ngừa ung thư cổ tử cung được phổ biến cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, giúp ngăn ngừa 4 chủng HPV, 2 chủng thường gây ra ung thư cổ tử cung và 2 chủng gây u nhú cơ quan sinh dục và cho ra những bất thường trong xét nghiệm Pap. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy có đến 30% ung thư cổ tử cung không được bảo vệ hoàn toàn bởi vacxin. Đó là lí do vì sao dù có chủng ngừa hay không, phụ nữ cũng nên có các xét nghiệm Pap thường xuyên.

 

Mặc dù thuốc chủng ngừa chỉ chỉ định cho phụ nữ dưới 26 tuổi, xong nó vẫn có tác dụng với phụ nữ lớn tuổi hơn có quan hệ tình dục trở lại sau nhiều năm hôn nhân. Hiện vacxin này vẫn đang tiếp tục được thử nghiệm với mục tiêu có thể chủng ngừa cho nam giới nhằm ngăn ngừa việc lan truyền HPV - một nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung sang bạn tình của mình.

 

9. Thụt rửa không phải là cách tốt để làm sạch âm đạo

 

Âm đạo tự bản thân nó rất sạch và thụt rửa thực sự gây hại nhiều hơn lợi. Các vi khuẩn tự nhiên tìm thấy trong âm đạo giữ cho nó luôn sạch và khỏe mạnh. Thụt rửa có thể làm xáo trộn sự cân bằng và làm lan truyền những vi khuẩn có hại vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Ngoài ra thụt rửa không giúp bạn chống lại các bệnh lây lan qua đường tình dục và mang thai. Trong thực tế thụt rửa lại làm cho phụ nữ mang thai dễ dàng hơn vì nó đẩy tinh dịch đi xa hơn vào thành âm đạo và cổ tử cung.

 

Thường xuyên vệ sinh âm đạo bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh nhẹ sẽ giúp giữ cho bề ngoài của âm đạo luôn sạch sẽ. Tránh dùng băng vệ sinh có mùi thơm, miếng lót, bột và thuốc xịt khử mùi, chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

 

Lan Tường

TheoHealth