Khi con tự kỷ

15 năm trước, cứ 5.000 trẻ lại có một trẻ bị tự kỷ. Giờ đây con số đã thay đổi rất nhiều, cứ 150 trẻ lại có một trẻ bị tự kỷ. Khi biết trẻ bị tự kỷ, bố mẹ thường mất hết hi vọng. Điều này lại càng làm vấn đề thêm trầm trọng.

 
Khi con tự kỷ - 1


Sau đây là 10 cách giúp bố mẹ và cả gia đình đối mặt:

 

1. Hãy luôn đề cập đến lời khen và những thông tin mang tính tích cực, giảm thiểu những nhận xét tiêu cực cũng như hình phạt với trẻ. Trẻ không nên học bằng cách cấm làm gì mà nên có những hướng dẫn đều đặn và trực tiếp về những hành vi mà bố mẹ mong muốn.

 

2. Hãy tạo ra những thú vui và chúc mừng những thành công của trẻ. Bố mẹ hãy sáng tạo và nên nhớ rằng những thú vui và điểm mạnh này có thể giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này.

 

3. Đặt ra ưu tiên và lập kế hoạch. Hãy xác định những vấn đề hàng đầu, cần thiết cho gia đình rồi lập kế hoạch. Sau đó, tranh thủ cùng các thành viên khác cố gắng giành được mục tiêu.

 

4. Bố mẹ đóng vai trò là người bảo trợ, dẫn dắt của trẻ trong cả cuộc đời nên sắp xếp những thông tin về trẻ là điều hết sức cần thiết.

 

5. Sự can thiệp sâu sắc có thể có ảnh hưởng tích cực về lâu dài đối với trẻ. Việc theo đuổi các chương trình giáo dục sẽ giúp bố mẹ biết được con đang học dần dần. Bố mẹ hãy luôn sẵn sàng dạy dỗ, hướng dẫn con trong môi trường học tập và xã hội từ đơn giản cho tới phức tạp.

 

6. Tìm kiếm những hoạt động giải trí mà cả gia đình có thể tham gia cùng nhau. Hãy làm việc với cả nhà trường để dạy cho con những kĩ năng giúp con tham gia vào những hoạt động này dễ dàng hơn.

 

7. Chỉ bố mẹ không thể làm được điều này, hãy kêu gọi sự giúp đỡ từ những người khác nữa.

 

8. Hãy biết chăm sóc sức khỏe của mình và của cả gia đình. Bố mẹ cần phải tập thể dục, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, có thời gian bên bạn bè và những mối quan hệ khác. Hãy giữ vững khả năng chịu đựng của mình bằng cách cố gắng giữ bình tĩnh và tìm niềm vui trong cuộc sống.

 

9. Hãy đơn giản hóa cuộc sống của bạn và trẻ. Hãy tạo ra những thói quen mặc dù yêu cầu đối với trẻ không nên quá cứng nhắc. Sử dụng những dụng cụ trực quan trong nhà để nói rõ với trẻ về mong muốn cũng như thói quen hàng ngày của gia đình.

 

10. Những hành động rất nhỏ có thể làm nên thay đổi lớn ở trẻ.

 

Công việc của các bạn với vai trò bố mẹ là giúp con trẻ phát huy được hết tiềm năng vốn có. Đừng vội hết hi vọng bởi những điều to lớn đang được chinh phục hàng ngày bởi những đứa trẻ bị tự kỷ. Vậy tại sao các bạn không hi vọng con bạn cũng làm được như thế?

 

Theo Eva