Khi các cặp chưa cưới... ly hôn

(Dân trí) - Tại nhiều nơi trên thế giới, luật hôn nhân không theo kịp những thay đổi trong gia đình...

 

Khi các cặp chưa cưới... ly hôn - 1

 

Ở nhiều nơi trên thế giới, ngày càng ít các cặp đôi kết hôn trước khi có con. Tại Mỹ Latinh, 2/3 đang chung sống ngoài hôn nhân. Và cách ứng xử của pháp luật với những đứa con của các cặp đôi chưa kết hôn cũng vô cùng đa dạng.

Ở một số nước Hồi giáo, chúng trở thành trẻ mồ côi khi bố mẹ chia tay, người mẹ bị xử vì tội "dâm dục".

Tại Trung Quốc, trẻ em có bố mẹ chưa làm thủ tục kết hôn mà chia tay sẽ nhận được rất ít quyền (liên quan đến các dịch vụ công cộng hoặc làm chứng minh thư), thậm chí các quyền bị hủy bỏ. Ngay cả tại các nước không còn sự phân biệt đối xử với trẻ sinh ngoài giá thú, các luật phân biệt giữa vợ chồng có hôn thú và vợ chồng chỉ sống chung cũng có thể gây hại cho những đứa con.

Một số nơi như Anh và phần lớn Mỹ, người ta đưa ra cho các cặp đôi 2 lựa chọn: Hoặc kết hôn hoặc sẽ được pháp luật đối xử như hai người "không liên quan". Các nước khác như Pháp, Hà Lan cho phép các cặp đôi lựa chọn hợp đồng hôn nhân, để "hợp tác" với nhau trong một vài khía cạnh hôn nhân như giảm thuế hay phân chia tài sản sau khi tan vỡ. Nhóm thứ ba bao gồm Úc, New Zealand trao nhiều quyền và nghĩa vụ cho các cặp đôi sau khi họ đã chung sống trong một số năm nhất định dù chưa chính thức kết hôn.

Lựa chọn Anh, Mỹ đưa ra cho các cặp đôi tỏ ra khá đơn giản: Hoặc bạn kết hôn chính thức hoặc không. Song vấn đề nằm ở chỗ, khi các cặp đôi chia tay hay khi một trong hai qua đời, người còn lại sẽ không nhận được gì cả. Mọi sự thừa kế đều phải đóng thuế, không giống như thừa kế giữa vợ chồng.

Từ những vấn đề này cho thấy, lựa chọn của Pháp, Hà Lan với các bản hợp đồng hôn nhân có vẻ hợp lý hơn. Các cặp vợ chồng có thể bước vào hôn nhân nhưng sự kết thúc trở nên dễ dàng hơn: Hôn nhân có thể bị hủy khi một trong hai viết thư đăng ký hoặc kết hôn với một người khác.

Tương tự như vậy, các cặp chưa chính thức kết hôn tại Hà Lan có thể điền mẫu "thỏa thuận chung sống", có thể điều chỉnh tùy ý để xác định tài sản và các chi phí giữa đôi bên sẽ được chia thế nào một khi họ đường ai nấy đi.

Song ngay cả ở những nước đã có tùy chọn giống-hôn-nhân, nhiều cặp không hề chọn. Nếu họ chia tay hay một trong hai qua đời, họ được đối xử như người xa lạ. Bởi thế, tùy chọn thứ ba như tại Úc, New Zealand chấp nhận các quy định về cấp dưỡng, chia tài sản và thừa kế giữa các cặp đôi đã chung sống lâu năm một khi họ chia tay.

Trẻ em cũng có quyền

Khi một cặp đôi chưa có con, quyết định chia tay của họ quá đơn giản. Nhưng nếu họ đã có con chung, để tránh gây thiệt hại cho những đứa trẻ, cần có những thiết lập mang tính ổn định.

Các cặp vợ chồng nên được phép lựa chọn một số tùy chọn phù hợp với hoàn cảnh. Để khi việc họ chia tay xảy ra, các vấn đề sau chung sống liên quan đến mục đích thừa kế, bảo trì tài sản, phân chia tài sản vẫn được đảm bảo.

Huyền Anh
Theo Economist

 

Khi các cặp chưa cưới... ly hôn - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm